QUỐC HỌC HUẾ - NGÔI TRƯỜNG HỒNG BÊN DÒNG SÔNG

21/09/2020 14:530 GMT+7


Nằm bên dông sông Hương thơ mộng. Trải qua 120 năm thăng trầm lịch sử, Quốc học Huế là nơi chứng kiến những tháng năm miệt mài học tập và hoạt động sôi nổi của Người trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

Xem thêm: 

 Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất

 Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot

 Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng

Tọa lạc trên trục đường chính Lê Lợi ở trung tâm thành phố Huế, trường Quốc học Huế có tên chính thức là Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc học.

Trường được thành lập theo dụ ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp – Việt chính yếu của toàn Đông Dương.

Thuở ban đầu, trường Quốc Học Huế có tên là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, vốn được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) ở bờ nam sông Hương, ban đầu chỉ là một ngôi trường kiểu cũ được xây dựng theo kiểu nhà tranh vách đất, đến năm 1915 được tôn tạo lại theo lối kiến trúc Pháp và trở thành trường học dành riêng cho nam sinh thời kì trước năm 1976. Bao bọc xung quanh là những bức tường được xây bằng gạch đỏ đậm nổi bật vẫn còn lưu hằn những vết tích của năm tháng. Trong khuôn viên trường còn có khu nhà nội trú cho hơn 70 học sinh đi học xa nhà có hoàn cảnh khó khăn để nhà trường có thể chăm sóc tốt nhất cho đời sống sinh hoạt và học tập của các em.

Cổng chính của trường được xây theo kiểu cổng tam quan trong lối kiến trúc Việt Nam.

NGÔI TRƯỜNG THỜI NIÊN THIẾU CỦA NHIỀU NHÂN TÀI

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tháng 5 năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô Huế nhận chức Thừa biện Bộ Lễ, Nguyễn Tất Thành cùng anh trai là Nguyễn Tất Đạt theo cha vào Huế sinh sống và học tập. Được cha đưa vào học Trường Tiếu học Pháp – Việt Đông Ba, Nguyễn Tất Thành thông minh, ham học và học giỏi. Là học sinh xuất sắc của trường, trong kỳ thi Primaire 1908, Thành là một trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba thi vượt cấp vào học lớp đệ nhị niên trung học của trường Quốc Học niên khóa 1908-1909.

Vào học ở trường Quốc Học, Nguyễn Tất Thành có điều kiện tiếp thu nền văn minh phương Tây sâu sắc hơn, nhưng ông cũng hiểu rõ bản chất khai hóa mị dân của khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.

Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can…khởi xướng đã tác động rất lớn đến nhận thức của Nguyễn Tất Thành, ông đã tham gia làm liên lạc cho các tổ chức yêu nước và vận động bạn cùng lớp ủng hộ các phong trào yêu nước. Đây là những hoạt động đánh dấu bước khởi đầu cho sự nghiệp đấu tranh yêu nước của Nguyễn Tất Thành, kể từ đó ông quyết định tạm biệt mái trường Quốc Học, đi dần vào miền Nam, ra nước ngoài tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng.

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà độc lập thống nhất, trường THPT Quốc học thật sự trở thành ngôi trường XHCN, nơi thu hút và đào tạo học sinh năng khiếu của Thừa Thiên Huế, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, để tưởng nhớ đến người học trò xuất sắc của trường, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cùng với trường Quốc Học đã xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành ở ngay vị trí trung tâm của trường. Trường Quốc Học tự hào đã góp phần bồi đắp nên một nhân cách lớn, một bản linh lớn, một lãnh tụ thiên tài cho dân tộc – Hồ Chí Minh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Năm 1925, chàng thiếu niên Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc Học Huế. Ông đỗ thứ hai trong kỳ thi này. Trong hai năm học, Võ Nguyên Giáp luôn đứng đầu lớp, trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời học tập ở Huế, Võ Nguyên Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng cách mạng. Năm 1927, ông bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khoa với một số bạn học cùng chí hướng. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự dấn thân cho sự nghiệp cách mạng của chàng trai Võ Nguyên Giáp.

Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rất nhiều tên tuổi các chiến sĩ cách mạng ưu tú, các nhà hoạt động văn hóa xuất sắc đã trưởng thành từ trường Quốc Học Huế như Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu…

Với truyền thống tự hào như vậy, trường Quốc Học trở thành một trong những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt cấp Quốc gia của Huế.

Về mặt giáo dục, ngày nay trường Quốc Học Huế nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ giáo viên. Là niềm mơ ước của bao thế hệ học sinh khi nhắc đến. Và trường được Chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba ngôi trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam.

Lối kiến trúc bên trong mang đầy hoài niệm

Có rất nhiều du khách khi ghé thăm Huế đều tỏ ra thích thú và bất ngờ với kiến trúc nơi đây, vừa mang phong cách kiến trúc phương Tây vừa kêt hợp với họa tiết, điểm nhấn riêng của phương Đông cùng tông đỏ hồng bắt mắt khiến những ai đi qua đều muốn dừng lại ngắm nhìn. Giờ đây, Quốc học không chỉ là ngôi trường mang trên mình sự tự hào của người con xứ Huế mà còn là điểm tham quan, du lịch, chụp ảnh nổi tiếng được yêu thích. Khi ghé thăm nơi đây, bạn nên đến vào những lúc học sinh không có giờ học thường là chủ nhật và các ngày lễ.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Quốc học Huế - Ngôi trường hồng bên dòng sông của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 Tam Quan Bà Mụ - Điểm check in không thể bỏ lỡ khi đến Hội An

 Những địa điểm tắm bùn hot nhất tại Đà Nẵng

 Bí mật về cái giếng cổ thoát ế tại Cù Lao Chàm

 Địa chỉ 33 món ăn ngon tại Đà Nẵng

 

Smile Travel

Theo Bunie

Zalo