HỒ TỊNH TÂM – VƯỜN THƯỢNG UYỂN CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN XƯA

21/10/2020 16:430 GMT+7


Du lịch quanh thành phố Huế xinh đẹp vào những ngày hè khoảng tháng 5, tháng 6, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hồ sen ở quanh Đại Nội nở hoa rực rỡ với hai màu sắc chính là hồng và trắng, kết hợp với màu xanh của lá và đài sen tạo nên một không gian cực kỳ nên thơ và lãng mạn.

Xem thêm: 

 Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất

 Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot

 Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng

Hồ Tịnh Tâm gồm hai hồ nước hình chữ nhật, cái nhỏ kề cái to và là ngự viên đứng thứ ba trong số 20 cảnh đẹp nhất của đất Kinh Thành dưới thời vua Thiệu Trị. Có thể nói nơi đây vừa là danh lam thắng cảnh vừa là một di tích kiến trúc. Trong hồ trồng rất nhiều sen bách diệp, giống sen nhiều cánh nhỏ có màu hồng, được cho là giống sen quý nhất trong tất cả các loại sen. Người Huế đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao nói về sự trân quý của địa danh gắn liền với sản vật:

"Hồ Tịnh Tâm giàu sen bách diệp

Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam."

Giống sen bách diệp tại hồ Tịnh Tâm

HỒ TỊNH TÂM HUẾ NẰM Ở ĐÂU?

Hồ Tịnh Tâm nằm ở đông bắc Hoàng Thành, bên con đường Đinh Tiên Hoàng từ Thượng Tứ vào Mang Cá.

MỘT VÀI NÉT VỀ HỒ TỊNH TÂM HUẾ

Hồ Tịnh Tâm được xây dựng từ thời triều đình nhà Nguyễn. Nguyên xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại, tên bên đầu là ao Ký Tế. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), triều Nguyễn đã huy động binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia và lấy tên là Tịnh Tâm.

Chu vi hồ hơn 1.400m, ngăn cách với thế giới bên ngoài bằng một tường gạch  cao khoảng 2.5m. Mỗi mặt tường trổ một cửa: Đông Hy (Bắc), Hạ Huân (Nam), Xuân Quang (Đông), Thu Nguyệt (Tây).  Trên mặt hồ có ba hòn đảo nhỏ là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu với cảnh sắc thiên nhiên đẹp mắt. 

Tại đảo Phương Trượng công trình kiến trúc chính là Nam Huân Các, hai tầng, lợp ngói lưu ly, quay mặt về hướng Nam. Ngoài ra còn có Tịnh Tâm Lâu, Thiên Nhiên Đường, Dưỡng Tánh Hiên. Trước Nam Huân Các dựng cửa Bích Tảo, nối tiếp bằng chiếc cầu gỗ (Bích Tảo Kiều). Tại đảo Bồng Lai, công trình kiến trúc chính là Điện Bồng Doanh, ba gian chái, trùng thiềm điệp ốc, mặt quay hướng Nam, bốn phía có lan can. Ngoài ra còn có Tạ Tham Tâm, lầu Trừng Luyện. Trước mặt Điện có cửa ăn thông với cầu Bồng Doanh bắc qua bờ hồ bên kia, có cầu Hồng Cừ hướng về cầu Bích Tảo. Giữa hồ có con đề Kim Oanh nối hai cửa Xuân Quang và Thu Nguyệt, giữa đê có Đình Tứ Đạt, hai mặt ăn thông với hai cầu Bích Tảo và Hồng Cừ. 

Trên mặt hồ còn xây dựng một tòa nhà Khúc Tạ Hà Phong, quay mặt về đảo Doanh Châu, bên trái có xưởng Thanh Tước  nơi để thuyền Ngự. Ngoài ra còn có hệ thống hành lang có mái che nối các lầu, tạ, đình, đài dài 106 gian. Ven đề Kim Oanh trồng liễu, quanh bờ hồ trồng tre, trên đảo trồng nhiều cổ thụ, hoa, giả sơn. Khắp mặt hồ trồng sen. 

Nhiều năm nay, việc bảo tồn, trùng tu, phục hồi vườn Thượng Uyển hồ Tịnh luôn được chính quyền Thừa Thiên Huế quan tâm. Tuy nhiên, những khó khăn liên quan đến kinh phí trùng tu và vấn đề giải phóng mặt bằng trong phạm vi khu vực 1 của di tích, khiến cho một số dự án bảo tồn hồ Tịnh Tâm thất bại và chưa có giải pháp phù hợp. 

Nhận thấy được điều đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với chính quyền thành phố Huế chỉnh trang hồ Tịnh từng bước, từ trong ra ngoài trên hai đảo chính Bồng Lai, Phương Trượng và những con đường bao quanh hồ. 

Sau một thời gian dài thực hiện việc đóng cửa để tôn tạo, chỉnh trang. Giờ đây, hồ Tịnh Tâm đã mở cửa trở lại đón khách tham quan hoàn toàn miễn phí. Sau khi hoàn thành việc cải tạo, chỉnh trang, không gian hồ Tịnh sẽ được dùng để tổ chức các hoạt động phục vụ du khách như tổ chức chương trình "Áo dài với di sản", trưng bày, triển lãm ảnh về Huế, phục vụ người dân và du khách.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Hồ Tịnh Tâm - Vườn Thượng Uyển của triều đại nhà Nguyễn xưa của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng

 Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình - Kiến trúc đặc sắc dành cho dân chúng thời Nguyễn

 Đèn lồng Hội An - nét đẹp của làng nghề truyền thống

 Du lịch Đà Nẵng nên mua gì về làm quà

Smile Travel

Theo Bunie

Zalo