LĂNG ĐỒNG KHÁNH - SỰ PHA TRỘN ĐẶC BIỆT GIỮA CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI

16/10/2020 18:070 GMT+7


Lăng Đồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng, nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức, được xây dựng qua bốn đời vua mới hoàn thành. Lăng mang phong cách kiến trúc truyền thống, đan xen trong đó là những đường nét ảnh hưởng kiến trúc Tây Âu.

Xem thêm: 

 Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất

 Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot

 Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng

 

LĂNG ĐỒNG KHÁNH HUẾ NẰM Ở ĐÂU?

Lăng Đồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới ngày 11/12/1993. Đây là nơi an táng vua Đồng Khánh, lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. 

DI CHUYỂN ĐẾN LĂNG ĐỒNG KHÁNH NHƯ THẾ NÀO?

Lăng Đồng Khánh nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và Tự Đức nên cung đường cũng khá là dễ cho những bạn lần đầu đến Huế hay tự đi xe đến.

- Bắt đầu từ ga Huế, bạn chạy theo hướng Bùi Thị Xuân, rồi rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa, bạn sẽ đến được lăng Tự Đức. Từ lăng Tự Đức đi thêm khoảng hơn 100m, nhìn về phía bên tay trái, bạn sẽ nhìn thấy tấm bảng chỉ dẫn rằng bạn đã đến lăng tẩm vua Đồng Khánh. (Tấm bảng hơi mờ và chữ khó đọc, tuy nhiên bạn sẽ dễ dàng nhận ra)

NÊN ĐI LĂNG ĐỒNG KHÁNH VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Theo kinh nghiệm du lịch của SmileTravel, thời tiết ở Huế dễ chịu nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, nên đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn có thể đi tham quan lăng tẩm cũng như các địa điểm du lịch khác tại Huế.

GIÁ VÉ, THỜI GIAN MỞ CỬA CỦA LĂNG ĐỒNG KHÁNH
Hiện nay, giá vé được cập nhật mới nhất của lăng Đồng Khánh:

- Người lớn: 50.000vnd/vé

- Trẻ em từ 7-12 tuổi: miễn phí

Lăng mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ hai đến chủ nhật (7h - 17h30)

SƠ LƯỢC VỀ VUA ĐỒNG KHÁNH

Ông vua xấu số này yên nghỉ giữa một vị thế nồng ấm tình cảm gia đình. Xung quanh ông đều là mộ của bà con thân thuộc: lăng Tự Đức (bác ruột và là cha nuôi), lăng Kiên Thái Vương (cha ruột), lăng bà Từ Cung (con dâu), lăng bà Thánh Cung (vợ). Xa hơn là lăng Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu (bà cố nội), lăng Thiệu Trị (ông nội)... Âu đó cũng là sự bù đắp cho vị vua kém may mắn này. 

Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Đường, con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), người sinh thành ba vị vua: Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Đồng Khánh (1886-1888). Ca dao Huế từng có câu nói về vương nghiệp của ba ông vua này:
"Một nhà sinh đặng ba vua

Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài".

Đồng Khánh là anh cả nhưng lại được đưa lên ngai vàng sau cùng. Bấy giờ, khi vua Hiệp Hòa chết (1883), Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lập Hoàng tử Ưng Đăng (con nuôi vua Tự Đức, em thứ hai của Ưng Đường) lên làm vua, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Ở ngôi được 8 tháng thì Kiến Phúc băng hà, em trai là Ưng Lịch được kế vị, đặt niên hiệu Hàm Nghi. Hàm Nghi trị vì được một năm thì kinh đô thất thủ (05/7/1885), phải rời ngai vàng theo Tôn Thất Thuyết ra Sơn phòng Tân Sở, phát chiếu Cần Vương kháng Pháp. Triều thần và chính phủ bảo hộ đưa anh trai Hàm Nghi vào ngai vàng đang để trống, đó là Đồng Khánh. Đồng Khánh làm vua được ba năm thì băng hà vào giữa tuổi 25. Nhà vua cũng không ngờ rằng mình sẽ chết sớm như vậy nên chưa hề lo nghĩ đến sinh phần mai sau của mình. Lăng Đồng Khánh hiện hữu, thực chất là nơi vua Đồng Khánh tá túc vĩnh viễn trong điện thờ thân phụ của ông. Quá trình xây dựng khu lăng tẩm này khá nhiều trắc trở. 

Sau khi lên ngôi, Đồng Khánh thấy lăng mộ của cha mình ở Cư Sĩ chưa có điện thờ nên sai Bộ Công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha. Điện Truy Tư được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1888, đến tháng 10 năm đó mới hoàn tất căn bản. Đồng Khánh rước bài vị của Kiên Thái Vương về thờ trong điện, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Thế nhưng, trong khi công việc kiến trúc đang tiếp tục thì Đồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho nhà vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh. Thi hài nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng

Tháng 8 năm 1916, sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định (1916-1925), con trai vua Đồng Khánh đã tư sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mô từ Bái Đình, Bi Đình đến Bửu Thành và Huyền Cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Định, đến tháng 7 năm 1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng Hy và Tả, Hữu Tùng Viện; Tả, Hữu Tùng Tự tiếp tục tu sửa cho đến năm 1923. 

Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau. Nếu phong cách truyền thống thực sự dừng chân trong kiến trúc lăng Tự Đức và phong cách hiện đại được thể hiện rõ nét trong lăng vua Khải Định sau này thì lăng Đồng Khánh là một bước trung chuyển. Sự tồn tại khá biệt lập của hai khu vực lăng và tẩm càng làm rõ thêm điều này. 

KIẾN TRÚC LĂNG ĐỒNG KHÁNH 

Khu vực tẩm điện

Khu điện khí quay mặt về hướng Đông Nam , ngay trước mặt có hồ đào bán tinh làm yếu tố "minh đường" và đồi Thiên An cách đó khoảng 3km được dùng làm tiền án. 

Tại khu biệt điện, nhìn tổng thể các công trình vẫn đậm nét kiến trúc như cũ, chính điện và các nhà phụ vẫn được sơn son thếp vàng lộng lẫy với tứ linh trang trí.

Đáng chú ý là điện Trung Hỷ, công trình được coi là nơi lưu giữ nhiều nhất nghệ thuật sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn mài nổi tiếng Việt Nam. Trên các phản nội thất là dãy gạch trang trí các đề tài hoa mai, lộc bình, liên áp, sơn mài chạm khảm và đắp nổi. Trong chính điện còn lưu giữ 24 bức tranh vẽ trong tác phẩm kinh điển "Nhị thập Tứ hiếu" nói về những tấm gương hiếu thảo ở Trung Quốc, dù làm vua trong một xã hội có trật tự, kỷ cương. Tôn giáo trở nên lỏng lẻo, thể chế "Quân sư" không được tôn trọng, đạo đức bị đảo lộn, nên nhà vua sốt sắng mong muốn thiết lập lại một xã hội mới với đầy đủ thứ bậc phong kiến cũ và bắt đầu từ trọng nghĩa tôn giáo, giáo dục của những hình ảnh. Điều này khó có thể thực hiện được khi bản thân Đồng Khánh chỉ còn là cái bóng trên ngai vàng, thậm chí còn có sự xuất hiện của các bức phù điêu đất nung trên cổ diêm, nóc nhà, bờ quyết của điện Ngưng Hỷ với những đồ án trang trí hết sức dân dã như: câu đối người câu cá, chọi gà, ôm xác, hoa quả, động vật...cũng phần nào chứng minh điều này. Bởi trong lăng của các bậc tiền bối hoàn toàn không có một sản phẩm nghệ thuật bằng đất nung cũng như các đồ trang trí dân gian vì giai cấp phong kiến cho là tầm thường, xa lạ với nghệ thuật cung đình. Chỉ khi thể chế xã hội bớt khắc nghiệt hơn, nghệ sĩ dân gian mới có thể hòa nhập những sáng tạo giai cấp của mình vào nghệ thuật cung đình. 

Bản thân ngôi điện, với kết cấu chữ "Tam" phát triển từ lối kiến trúc "trùng trùng điệp điệp" cũng là một nét lạ, đó là sự xuất hiện của những ô cửa kính nhiều màu và hai bức tranh cổ miêu tả cuộc chiến tranh Pháp - Napoleon. Cùng hàng loạt hiện vật hiện đại như cây gậy, lọ nước hoa, đồng hồ bên cạnh những hiện vật cổ tạo.

Khu lăng mộ

Khu lăng mộ quay về hướng Đông - Đông Nam, lấy núi Thiên Thai làm tiền án, nếu tượng các quan ở lăng Tự Đức được tạc bằng đá với kích thước quá thấp thì ngược lại tượng của các quan ở lăng Đồng Khánh chỉ được đắp bằng những con voi bằng gạch với dáng cao gầy. 

Ngược lại, với phong cách truyền thống trong kiến trúc khu vực thời điện, kiến trúc lăng mô gần như được Âu hóa hoàn toàn từ đường nét kiến trúc, họa tiết trang trí đến vật liệu xây dựng. Đình là sự biến tấu của kiến trúc châu Âu xen lẫn kiến trúc châu Á, tượng Quan Viên cao gầy bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ardoise thay cho hoàng liên, ngói vuông đối với gạch Bát Tràng.

Một nét Á Đông hiếm hoi được lưu giữ trong khu lăng mộ có lẽ là bức trường sinh được trang trí trên bức bình phong trước lăng mộ để cầu mong sự trường thọ của Đức Phật Vương bù đắp cho chuỗi ngày ngắn ngủi làm vua. Phía sau lăng có hai con cá chép bằng xi măng, bên trên có hai con rồng chầu mặt trời như muốn gửi gắm đến hậu thế rằng triều đại vua chúa khó như cá chép hóa rồng cũng phải vượt vũ môn. 

Nhìn chung lăng Đồng Khánh được xây dựng trong một thời ký chuyển tiếp của lịch sử nên kiến trúc Á Đông có phần mờ nhạt để chuyển sang kiến trúc hiện đại. Người nghệ nhân tạo ra lăng đã được đặt giữa việc lựa chọn và chấp nhận kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian và kiến trúc mới du nhập. Ở một mức độ nào đó, họ đã thành công trong việc thử nghiệm cái mới, đưa yếu tố bình dị vào cung đình, làm cho lăng Đồng Khánh có vẻ hài hòa hơn với cảnh quan nông thôn vùng đó. 

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Lăng Đồng Khánh - Sự pha trộn đặc biệt giữa cổ điển và hiện đại của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng

 Lăng Minh Mạng - Cung điện thế giới bên kia đậm chất Nho Giáo

 Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình - Kiến trúc đặc sắc dành cho dân chúng thời Nguyễn

 Đèn lồng Hội An - nét đẹp của làng nghề truyền thống

Smile Travel

Theo Bunie

Zalo