13/10/2020 09:320 GMT+7
Khám phá du lịch Huế đừng quên ghé lăng Tự Đức, một cung điện thế giới bên kia đầy màu sắc và thơ mộng đúng như cuộc đời về vị vua thi sĩ này. Đặc trưng kiến trúc của lăng là những mái ngói bi đình đã hàng trăm năm tuổi, những con đường lát gạch bát tràng quanh co đi theo những hàng cây thông cổ thụ.
Xem thêm:
Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất
Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot
Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng
Thời đại nhà Nguyễn có 13 vị vua, trong đó Tự Đức là ông Vua uyên thâm nhất về nền học vấn phương Đông. Giỏi về sử học, ông còn tinh thông triết học và đặc biệt rất yêu thơ ca.
LĂNG VUA TỰ ĐỨC NẰM Ở ĐÂU?
Lăng Tự Đức là một trong những điểm đến độc đáo, không thể bỏ qua khi đến Huế, nằm trong một thung lũng thuộc địa phận làng Dương Xuân Thượng (nay thuộc thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế).
Địa chỉ: 17/69 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
DI CHUYỂN ĐẾN LĂNG TỰ ĐỨC NHƯ THẾ NÀO?
Để đến được lăng Tự Đức, bắt đầu từ ga Huế, bạn chạy theo hướng Bùi Thị Xuân, rồi rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa, cách thành phố Huế chỉ khoảng 6km.
Bạn có thể bắt taxi hoặc dùng xe đạp, xe máy vì đường di chuyển đến lăng cũng khá dễ dàng.
NÊN ĐI LĂNG TỰ ĐỨC VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
Theo kinh nghiệm du lịch của SmileTravel, thời tiết ở Huế dễ chị nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, nên đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn có thể đi tham quan lăng tẩm cũng như các địa điểm du lịch khác tại Huế.
GIÁ VÉ VÀO LĂNG TỰ ĐỨC
Giá vé vào lăng Tự Đức Huế được cập nhật mới nhất theo Tổng cục Du lịch Việt Nam:
- Người lớn: 100.000vnd/người lớn
- Trẻ em: 20.000vnd/trẻ em (7-12 tuổi)
SƠ LƯỢC VỀ VUA TỰ ĐỨC
Năm 1847 vua Thiệu Trị băng hà, hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng ở tuổi 19, đặt niên hiệu Tự Đức. Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số các vị vua triều Nguyễn: 36 năm, vì vậy ông vua này có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho sự ra đi của mình.
Chọn được gò đất tại làng Dương Xuân Thượng thuộc tổng Cư Chánh cách kinh thành 6km về phía Nam (nay là Thủy Xuân, thành phố Huế), nhà vua đã chuẩn bị đồ án kiến trúc trên diện tích 12,5 ha với núi Dương Xuân làm hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh đường. Việc thi công được tiến hành vào mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn tất sau 3 năm cật lực của binh dân.
Ban đầu vua Tự Đức đặt tên cho chốn mộ địa được xem như hoàng cung thứ hai này là Vạn Niên Cơ (cơ nghiệp vạn năm bền vững) và dự kiến xây dựng trong 6 năm, nhưng do muốn tâng công, hai viên quan phụ trách thi công là Nguyễn Văn Chất và Lê Văn Xa đã bắt binh dân phải lao động cực nhọc để rút ngắn thời gian. Việc làm khắc bạc này đã được lưu truyền trong dân gian câu ca dao đầy oán thán
"Vạn Niên là Vạn Niên nào, thành xây xương lính, hào đào máu dân"
Và đã là tiền đề cho cuộc khởi nghĩa "Chày Vôi" năm Bính Thân (1866) do Đoàn Trưng lãnh đạo mà thực chất là cũng chỉ là tranh giành quyền lực trong nội bộ hoàng gia. Tuy thất bại nhưng cũng đã để lại một dấu ấn đen tối trong vương nghiệp của vua Tự Đức và để xóa tan nỗi ám ảnh khắc nghiệt của Vạn Niên Cơ, nhà vua đã đổi tên công trình này thành Khiêm cung và Khiêm lăng với ý nghĩa "Khiêm là kính, là nhường", vì vậy tất cả các công trình ở đây đề có chữ "Khiêm trong tên gọi.
KIẾN TRÚC LĂNG VUA TỰ ĐỨC
Khiêm lăng được bố trí trên trục Tây - Đông gồm hai phần: lăng mộ và tẩm điện.
Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn thần, con đường chính dẫn đến khu tẩm điện là nơi khi còn sống nhà vua đã dùng làm khiêm cung, được bao quanh bằng một la thành khá cao với cửa Khiêm môn là một vọng lâu hai tầng nhìn ra hồ Lưu Khiêm. Tại trung tâm, đầu tiên là điện Hòa Khiêm, nơi nhà vua làm việc và khi quá vãng là nơi thờ thần vị nhà vua cùng hoàng hậu. Tiếp sau là điện Lương Khiêm nơi nhà vua nghỉ ngơi và sau này thờ linh vị bà Từ Dũ, mẹ vua. Giữa hai điện này, phía trái có Ôn Khiêm đường dùng làm nơi cất giữ đồ ngự dụng và phía phải có Minh Khiêm đường là nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn hiện tồn. Trước Hòa Khiêm điện có Pháp Khiêm vu bên trái và Lễ Khiêm vu bên phải dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau Lương Khiêm điện còn có Tùng Khiêm viện bên trái và Dụng Khiêm viện bên phải cùng một khu vườn trước đây nhà vua nuôi hươu, nai. Cạnh Khiêm cung còn có Chí Khiêm đường, Y Khiêm viện và Trì Khiêm viện xếp theo một hàng dọc - đây là nơi ở của các cung phi theo hầu nhà vua và sau này làm nơi thờ linh vị các bà vợ vua.
Nguyên là một con suối nhỏ, hồ Lưu Khiêm được dùng làm nơi thả sen tạo cảnh đồng thời cũng là yếu tố Minh đường để "tụ thủy tích phúc"; giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm được bố trí trồng hoa nuôi thú hiếm. Trên hồ có Tạ Xung Khiêm và Tạ Dũ Khiêm để nhà vua đến ngắm hoa, đọc sách, làm thơ hoặc du thuyền ngoạn cảnh.
Rời khu vực tẩm điện, con đường quanh co dẫn đến khu lăng mộ. Qua khỏi Bái Đình với hai hàng tượng đá quan viên, voi, ngựa là Bi Đình với tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài "Khiêm cung ký" do nhà vua soạn năm 1871 và khắc năm 1875 gồm 4935 chữ. Vua Tự Đức không có con nối dõi nên thay vì bia Thánh Đức Thần Công do vua kế vị soạn ca ngợi công đức của vua cha, nhà vua đã phải tự soạn bà ký đế đánh giá cuộc đời mình, nhận rõ công, tội trước lịch sử. Sau Bi Đình là hai trụ hoa biếu sừng sững như hai ngọn đuốc được tiếp nối bằng hồ Tiểu Khiêm hình bán nguyệt, nơi linh hồn nhà vua "rửa tội" trước khi bước vào yên nghỉ trong ngôi thạch thất được bao bọc bởi Bửu thành và rừng thông quanh năm gió lộng.
Có thể nói cuộc đời vua Tự Đức là một chuỗi những bế tắc: bên trong nội bộ xào xáo tranh giành quyền lực, bên ngoài ngoại xâm đe dọa rình rập, bản thân nhà vua tuy có 103 bà vợ nhưng lại không có con nối dõi...không lạ gì khi nhà vua thích tìm đến chốn mộ địa như một cuộc chạy trốn mọi nhiễu sự của thế thái nhân tình. Ông vua thi sĩ đã chọn cho mình một nơi an nghỉ thật lãng mạn phù hợp với ý nguyện của một con người tuy yếu đuối nhưng không thiếu phần tài hoa.
Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Lăng Tự Đức - Lăng của ông vua đậm chất thi sĩ của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng
Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình - Kiến trúc đặc sắc dành cho dân chúng thời Nguyễn
Smile Travel
Theo Bunie
VUI CHƠI TẠI HUẾ - BẠN CHƯA BIẾT MUA GÌ LÀM QUÀ CHO BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH(11/02/2023)
ẨM THỰC ĐẶC SẮC HUẾ - NHỮNG MÓN NGON NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN VỚI XỨ HUẾ MỘNG MƠ (P1)(11/02/2023)
CHECK IN NHỮNG ĐỊA ĐIỂM TRONG PHIM "MẮT BIẾC" NGOÀI ĐỜI THỰC(16/11/2020)
HỒ TỊNH TÂM – VƯỜN THƯỢNG UYỂN CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN XƯA(21/10/2020)
VĂN THÁNH, VÕ THÁNH - DẤU TÍCH LỊCH SỬ MỘT NỀN TINH HOA VĂN VÕ NƯỚC NHÀ(20/10/2020)
NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM - ĐIỂM SỐNG ẢO ĐẸP NHƯ TRỜI ÂU(17/10/2020)
CUNG AN ĐỊNH - KIẾN TRÚC ĐƯƠNG THỜI BẬC NHẤT TRONG VĂN HÓA NHÀ NGUYỄN(17/10/2020)
LĂNG ĐỒNG KHÁNH - SỰ PHA TRỘN ĐẶC BIỆT GIỮA CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI(16/10/2020)
LĂNG KHẢI ĐỊNH – KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO TRONG CÁC LĂNG TẨM Ở HUẾ(09/10/2020)
PHU VĂN LÂU, NGHÊNH LƯƠNG ĐÌNH – KIẾN TRÚC ĐẶC SẮC DÀNH CHO DÂN CHÚNG THỜI NGUYỄN(08/10/2020)
RÚ CHÁ - NƠI THU VỀ TRÊN NHỮNG TÁN LÁ(07/10/2020)
CHÙA TỪ HIẾU – SỰ TÍCH VỊ SƯ CẢI TRANG ĐI MUA CÁ(07/10/2020)
ĐỒI VỌNG CẢNH - ĐIỂM PICNIC NGẮM CHIỀU TÀ XỨ HUẾ(06/10/2020)
KHÔNG GIAN LƯU NIỆM LÊ BÁ ĐẢNG - BẬC THẦY HỘI HỌA ĐƯƠNG THỜI THẾ GIỚI(03/10/2020)
LÀNG HƯƠNG THỦY XUÂN - HOÀI NIỆM VỀ MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG(02/10/2020)