CẦU NGÓI THANH TOÀN - NÉT ĐẸP CỔ XƯA XỨ HUẾ

28/09/2020 12:280 GMT+7


Xưa nay ở Việt Nam, chúng ta thường chỉ nghe nhắc đến địa danh nổi tiếng là chùa Cầu Hội An với lối kiến trúc cổ xưa, gần như là độc nhất vô nhị. Nhưng cách đó tầm 120km cũng có một cầy cầu gỗ với lối kiến trúc tương tự đó là cầu ngói Thanh Toàn.

Xem thêm: 

 Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất

 Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot

 Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng

"Ai về cầu ngói Thanh Toàn

Cho em về với  một đoàn cho vui"

Đây là câu cao dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn tại xã Thanh Thủy Chánh, thị xã Thủy Thanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông. Đây là cây cầu được mệnh danh là cây cầu cổ thuộc vào loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1990.

Khung cảnh nên thơ xung quanh cây cầu

LỊCH SỬ CÂY CẦU NGÓI THANH TOÀN

Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu bắc qua một con sông nhỏ, đoạn cuối của con sông Như Ý, chảy suốt từ đầu làng đến cuối làng Thanh Thủy, thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Nguyên xưa kia làng Thanh Thủy mang tên Thanh Toàn nhưng đến thời Thiệu Trị (1841-1847), Toàn là tên húy của vua, triều đình bắt dân làng phải đôi tên Thanh Toàn ra Thanh Thủy.

Cầu được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người là bà Trần Thị Đạo – tương truyền rằng bà là người cháu gái 6 đời của một trong 12 vị tộc trưởng sang lập ra làng ấy, đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.

Trần Thị Đạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Đạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: “Bà Trần Thị Đạo sinh quán tại làng Thanh Toàn, là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn ai hết. Bà đã làm cho dân làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ mãi…

Năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò là lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Hình ảnh đậm chất xứ Huế mộng mơ

KIẾN TRÚC CỦA CẦY CẦU

Cầu ngói Thanh Toàn có kiến trúc “thượng gia hạ kiều”: có nghĩa là trên nhà, dưới cầu. Ở Việt Nam hiện nay còn chừng 4-5 chiếc cầu tương tự thế, nổi tiếng nhất chính là chùa Cầu Hội An. Thế nhưng khác với bên phố Hội ồn ào và xô bồ, cầu ngói Thanh Toàn lại nên thơ và thanh bình hơn do được ít người biết đến.

Từ bên ngoài nhìn vào có cảm giác cầu như một ngôi nhà do trên cầu có mái che, phủ ngói lưu ly. Được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, ban đầu cây cầu có chiều dài 18.75m, rộng 5.82m. Trải qua dấu ấn tháng năm, lụt lội, chiến tranh…đã được xây dựng, trùng tu lại nhiều lần, kích thước đã bị thu hẹp chiều dài còn 16.85m và rộng 4.63m.

Cầu có bảy gian, chính giữa là gian thờ bà Trần Thị Đạo. Bảy gian như bảy gian phòng của ngôi nhà, với mỗi gian có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc biệt nhất của cầu ngói Thanh Toàn, là chiếc ghế dừng chân, thậm chí là chiếc phản cho người dân, du khách nằm nghỉ ngơi.

Dưới chân cầu là nhánh nhỏ thuộc nhánh của dông sông Như Ý, mùa hè là mùa hoa súng nở, kết hợp với khung cảnh nông thôn dân dã, cảnh “thượng gia hạ kiều” đã tạo thành một bức tranh quê tuyệt đẹp như tranh vẽ.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÚ VỊ Ở CẦU NGÓI THANH TOÀN

Phần đầu cầu ngói Thanh Toàn có một khoảng đất trống khá rộng. Ở vị trí đó thường diễn ra các hoạt động buôn bán, vui chơi, tổ chức lễ hội của dân làng. Vào mồng 3 Tết Nguyên Đán hằng năm, lễ hội Bà Chòi lại được diễn ra sôi nổi ở đây. Đặc biệt, cứ vào ngày 15/8 âm lịch, dân làng còn tổ chức lễ rước linh vị của bà Trần Thị Đạo. Sau khi các lễ nghi kết thúc, cũng là lúc các hoạt động vui chơi dân gian được diễn ra.

Ngoài ra, cứ hai năm một lần “Chợ quê ngày hội” cũng được tổ chức tại đây. Được biết, “Chợ quê ngày hội” thuộc chương trình văn hóa du lịch trong khuôn khổ của Festival Huế. Vào những ngày này, cầu ngói Thanh Toàn lại tràn ngập sắc đèn lồng, hoa, cờ phướng. Trải qua các kỳ Festival Huế, “Chợ quê ngày hội cầu ngói Thanh Toàn” ngày căng khẳng định được thương hiệu riêng của mình.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Cầu ngói Thanh Toàn - Nét đẹp cổ xưa xứ Huế của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng

 Những địa điểm tắm bùn hot nhất tại Đà Nẵng

 Đèn lồng Hội An - nét đẹp của làng nghề truyền thống

 Địa chỉ 33 món ăn ngon tại Đà Nẵng

Smile Travel

Theo Bunie

Zalo