20/10/2020 11:360 GMT+7
Nhắc đến Văn Miếu, có lẽ ai cũng đều nghĩ đến Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, nhưng ít ai biết được, du lịch xứ Huế mộng mơ cũng tồn tại một văn miếu tuy không đồ sộ nhưng lại đậm hình ảnh của triều Nguyễn và mang một cái tên đầy mới lạ, đó là Văn Thánh. Văn Thánh Huế hay Văn Miếu Huế là cách gọi tắt của Văn Thánh Miếu - một công trình được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế.
Xem thêm:
Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất
Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot
Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng
Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông Vu, Tây Vu, Thần Trù, Thần Khố, Hữu Văn Đường, Dụy Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, La thành, Bến Vua Ngự... Đến nay qua bao thời gian, các công trình chỉ còn lại số lượng hạn chế. Đây là một địa điểm du lịch khi đến Huế không thể bỏ qua.
VĂN THÁNH MIẾU HUẾ NẰM Ở ĐÂU?
Tọa lạc tại số 72 đường Văn Thánh , ngay bên dòng Hương Giang thơ mộng, nơi đây thuộc địa phận xã Hương Long, thành phố Huế. Công trình này được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn và trở thành một di tích lịch sử với cố đô xưa.
DI CHUYỂN ĐẾN VĂN THÁNH MIẾU HUẾ NHƯ THẾ NÀO?
Cách di chuyển từ trung tâm thành phố Huế tới đây cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc di chuyển, Smiletravel sẽ hướng dẫn chỉ đường đi đến Văn Thánh Miếu ở Huế một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
- Từ Đại Nội Huế bạn di chuyển theo hướng đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái vào Yết Kiêu. Từ đây đi thêm một đoạn thì rẽ trái vào Lê Duẩn. Sau đó chỉ cần đi thẳng xuôi theo dòng sông Hương từ Kim Long qua Nguyễn Phúc Nguyên và đường Văn Thánh là có thể đến được với Văn Thánh Miếu.
NÊN ĐI VĂN THÁNH MIẾU VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
Theo kinh nghiệm du lịch của SmileTravel, thời tiết ở Huế dễ chịu nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, nên đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn có thể đi tham quan Văn Thánh cũng như các địa điểm du lịch khác tại Huế.
Hiện nay, bạn có thể vào cửa tham quan Văn Thánh hoàn toàn miễn phía. Văn Thánh Miếu mở cửa cho du khách tham quan tất cả các ngày trong tuần.
LỊCH SỬ CỦA VĂN THÁNH MIẾU
Theo như tìm hiểu, trong thời kì những vị vua triều Nguyễn cho mở mang xây dựng bờ cõi, khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên được xây dựng ở làng Triều Sơn, đến năm 1770, dưới triều Nguyễn Phúc Khoát được dời đến xã Long Hồ và được biết đến là Văn Miếu của Đàng Trong.
Sau này cho đến thời gian khi triều đại nhà Nguyễn bắt đầu xây dựng cơ đồ. Văn Miếu Huế bắt đầu được chính thức cho xây dựng ở đường Văn Thánh, tọa lạc bên dòng sông Hương cho đến hiện tại. Văn Miếu cũ ở xã Long Hồ vẫn được giữ lại để làm nơi thờ Khải Thánh Từ - nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử. Dưới triều đại nhà Nguyễn, Văn Miếu được xây dựng với nét kiến trúc uy nghiêm, đồ sộ, nằm ở phía Tây Kinh thành.
Ngoài việc xây dựng làm nơi để thờ Khổng Tử thì Văn Miếu còn là nơi thờ Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và Thập Nhị Triết cũng như các bậc thánh nhân hiền tài có công xây dựng và phát triển đạo Nho. Cũng giống như Văn Miếu ngoài miền Bắc, ghé tới đây bạn sẽ được gặp những bia tiến sĩ trên lưng rùa.
Đặc biết, các bia này được biết chúng chỉ bắt đầu được xây dựng từ thời vua Minh Mạng, khi các khoa thi hội được diễn ra. Còn trước đó, vào thời vua Gia Long, triều đình nhà Nguyễn chỉ cho mở các khoa thi hương mà thôi. Nơi đây có tới hơn 30 tấm bia đá được khắc rõ tên tuổi những bậc thánh hiền nổi tiếng như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thượng Hiền, Tống Duy Tân.
So với thuở mới thành lập, Văn Miếu Huế đã được trải qua nhiều lần tu sửa, cho xây dựng thêm một vài công trình phụ cũng như làm mới đồ thờ cúng bên trong các gian thờ vào những năm 1818, 1822...1895 và cuối cùng là năm 1903.
Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Quân Pháp tái chiếm Huế năm 1947, đã sử dụng Văn Miếu làm căn cứ đóng quân cho đến năm 1954. Cộng với thêm sự tàn phá nặng nề của thiên nhiên, nên nơi đây biến thành một nơi hoang vắng. Nhiều công trình, khuôn viên bên trong chỉ còn lại nền móng. May mắn thay, đền chính và những bia đá lưu danh Tiến sĩ triều Nguyễn vẫn còn. Văn Miếu Huế đã có khoảng thời gian bị bỏ hoang và không có ai ghé qua. Gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã bảo tồn di tích này. Bởi vậy, Văn Miếu không còn nét hoang tàn đổ nát như trước.
VÀI NÉT KIẾN TRÚC CỦA VĂN THÁNH MIẾU HUẾ
Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn. Từ Đại Thành Môn nhìn vào phía trong, ngay chính giữa có ngôi đại điện thờ Khổng Tử gọi là Đại Thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m. Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau và Đông Vu và Tây Vu đều có bảy gian.
Trước sân Miếu, có hai nhà bia, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia "Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân" (vua Minh Mạng dụ về việc Thái giám không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia "Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính" (vua Thiệu Trị dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
Phía ngoài cổng Đại Thành, bên trái có Hữu Văn Đường; bên phải xây Dụy Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan dừng chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở Miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).
Trước cổng Văn Miếu, gần bờ sông có cửa Linh Tinh Môn gồm 4 trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam. Tấm biển ở giữa phía trước có đề bốn chữ Hán lớn "Đạo Tại Lưỡng Gian" (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương "Trác Việt Thiên Cổ" (vượt cao ngàn xưa). Hai bên khu vực trước cổng Văn Miếu có tấm bia "Khuynh cái hạ mã" (nghiêng lọng xuống ngựa).
Đối với việc thờ phụng, triều Nguyễn cho lập bài vị bằng gỗ gọi là linh vị, mộc chủ, thần chủ để thờ và buộc tất cả các địa phương nơi nào thờ Khổng Tử bằng hình tượng đều phải thay thế bằng bài vị mộc chủ, còn các tượng thì phải lựa chọn nơi sạch sẽ chôn đi vì triều Nguyễn cho rằng thờ bằng hình tượng là thiếu trang trọng, thiếu lễ độ đối với người đã khuất, cho nên ngay cả bàn thờ các vua Nguyễn cũng không hề thờ bằng tượng.
Sau khi xây Văn Miếu tại kinh đô Huế vào năm Gia Long thứ 9 (1808), các tỉnh trong khắp đất nước lần lượt xây dựng Văn Miếu tại địa phương. Việc lập Văn Miếu cho thấy triều định trọng Nho học và đề cao việc giáo dục. Tuy dựa trên nền tảng Nho học nhưng võ bị dưới thời Nguyễn cũng chiếm một vai trò khá quan trọng. Vì thế, vào năm 1835, dưới thời Minh Mạng, theo kiến nghị của Bộ Lễ, triều đình chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ. Theo vua Minh Mạng: "Điều cốt yếu trong việc trị nước phải gồm có cả văn lẫn võ, không thể thiên về một bên. Việc xây dựng Võ Miếu là việc nên làm... Từ Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê đời nào cũng có người tài giỏi binh cơ mưu lược, huống chi triều đình ta từ lúc khai quốc cho đến giai đoạn Trung hưng, nhiều người ra mưu giúp nước, công lao rực rỡ không kém gì người xưa, cần biểu dương để khuyến khích nhân tài..."
Võ Miếu được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà, phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương. Với chu vi khoảng 400m, cấu trúc Võ Miếu cũng không cầu kỳ, gồm một miếu chính theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, phía trước có xây 2 nhà phụ gọi là Tả Vu và Hữu Vu đối diện nhau. Xung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có nhà Tể Sinh - là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế.
Năm 1839 (Minh Mạng thứ 20), triều đình cho dựng ba tấm bia Võ Công ở trước sân Võ Miếu. Những tấm bia này ghi tên những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng như: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển... Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những Tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời Tự Đức: 1. Khoa Ất Sửu (1865) 2. Khoa Mậu Thìn (1868) 3. Khoa Kỷ Tỵ (1869). Bên cạnh một số danh tướng Việt Nam như: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Tôn Thất Hội..., trong miếu còn có bài vị thờ các danh tướng của Trung Quốc như: Hàn Tín, Trương Lương, Gia Cát Lượng... Việc tế lễ ở Võ Miếu được tổ chức một năm 2 lần vào mùa thu và mùa xuân. Phẩm vật cúng tế có những quy định riêng. Tuy nhiên, về sau phẩm vật có thay đổi (tùy theo quy định của từng triều vua) nhưng chủ yếu vẫn là tam sinh (trâu, heo, dê) và hương hoa, quả phẩm. Về hình thức, việc lập Võ Miếu nhằm tạo ra một sự đăng đối so với Văn Miếu.
Song thực tế, Võ Miếu không có vai trò quan trọng như Văn Miếu. Nho giáo hay chính xác là Nho học là hệ tư tưởng quán xuyến toàn bộ nền tảng chính trị giáo dục của chế độ phong kiến mà ở đây là triều Nguyễn. Văn Miếu ngày xưa là nơi thiêng liêng nhất đối với người đọc sách thánh hiền và Khổng Tử được tôn vinh là người thầy của muôn đời, ngang hàng với các vị Thánh. Võ Miếu được lập ra cũng để tôn vinh những công thần đã đóng góp nhiều công lao cho triều đại, mục đích động viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở Triều Nguyễn lập ra Võ Miếu để khuyến khích nhân tài, tỏ sự công bằng giữa văn và võ. Nhưng tiếc thay, thực tế đã không được như vậy. Giá như đối với việc rèn luyện binh mã, nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự, hiện đại hóa vũ khí luôn được chú trọng như việc đọc sách làm thơ thì đất nước ta đã có thể tránh khỏi họa xâm lăng suốt gần một thế kỷ. Võ Miếu vẫn còn đó, nếu để ghi danh những anh hùng có công với đất nước thì có lẽ sẽ không đủ chỗ. Nó chỉ còn là một chứng tích nhỏ bé, thầm lặng góp cùng những di tích khác khi nói về một Huế của ngày xưa.
Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Văn Thánh, Võ Thánh - Dấu tích lịch sử một nền tinh hoa văn võ nước nhà của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng
Lăng Minh Mạng - Cung điện thế giới bên kia đậm chất Nho Giáo
Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình - Kiến trúc đặc sắc dành cho dân chúng thời Nguyễn
Smile Travel
Theo Bunie
VUI CHƠI TẠI HUẾ - BẠN CHƯA BIẾT MUA GÌ LÀM QUÀ CHO BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH(11/02/2023)
ẨM THỰC ĐẶC SẮC HUẾ - NHỮNG MÓN NGON NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN VỚI XỨ HUẾ MỘNG MƠ (P1)(11/02/2023)
CHECK IN NHỮNG ĐỊA ĐIỂM TRONG PHIM "MẮT BIẾC" NGOÀI ĐỜI THỰC(16/11/2020)
HỒ TỊNH TÂM – VƯỜN THƯỢNG UYỂN CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN XƯA(21/10/2020)
NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM - ĐIỂM SỐNG ẢO ĐẸP NHƯ TRỜI ÂU(17/10/2020)
CUNG AN ĐỊNH - KIẾN TRÚC ĐƯƠNG THỜI BẬC NHẤT TRONG VĂN HÓA NHÀ NGUYỄN(17/10/2020)
LĂNG ĐỒNG KHÁNH - SỰ PHA TRỘN ĐẶC BIỆT GIỮA CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI(16/10/2020)
ĐỈNH HÒN VƯỢN HUẾ- NƠI TREKKING MỚI DÀNH CHO GIỚI TRẺ(16/10/2020)
LĂNG THIỆU TRỊ - VẺ THANH THOÁT CỦA CHỐN YÊN NGHỈ VĨNH HẰNG(16/10/2020)
NGỠ NGÀNG TRƯỚC VẺ ĐẸP LẠ CỦA CHÙA HUYỀN KHÔNG 1 XỨ HUẾ(16/10/2020)
LĂNG MINH MẠNG - CUNG ĐIỆN THẾ GIỚI BÊN KIA ĐẬM CHẤT NHO GIÁO(15/10/2020)
CÂY PHƯỢNG CẦU TRÀNG TIỀN - BIỂU TƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA HUẾ MỘNG MƠ(15/10/2020)