26/09/2020 11:430 GMT+7
Từng là một thương cảng phồn vinh bậc nhất, với nhiều những tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố… Hội An là một mảnh đất có bề dày lịch sử cách mạng và văn hóa, là điểm dừng chân của thyền buôn trên khắp thế giới, khiến cho mảnh đất này không chỉ là xứ giao thương “con đường tơ lụa” trên biển, mà còn sớm trở thanh nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa đa sắc. Chiếc đèn lồng phố Hội chinh là sự kết tinh giữa văn hóa Việt – Hoa – Nhật Bản ở Hội An từ hơn 400 năm trước.
Xem thêm:
Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất
Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot
Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng
NGUỒN GỐC
Có người cho rằng đèn lồng có mặt ở Hội An là do những người dân thuộc dông họ Châu, La, Thái,… xuất phát từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông bên Trung Hoa sang đây để sinh cơ lập nghiệp.
Trong hành trình xa xứ, họ đã mang theo những chiếc đèn lồng, đem treo trước nhà cho thỏa niềm hoài vọng cố hương. Lâu dần thành tập quán phát sinh lan ra cả vùng cư dân, trở thành một nét đẹp văn hóa được duy trì phát triển đến ngày nay.
Theo những người trong nghề cho biết “Ông tổ” nghề làm đèn lồng ở Hội An có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân, lồng đèn trong những đêm hội hay trong các cuộc thi đấu xảo, thi đèn kéo quân.
Đèn lồng đã trở thành "đặc sản" của Hội An
Và một trong những người có công làm sống lại chiếc đèn lồng là nghệ nhân Huỳnh Văn Ba. Ông là người tiên phong phục chế và tạo lại dáng chiếc đèn lồng. Từ đó, tạo nên chiếc đèn lồng khung tre bọc vải ngày nay. Được biết tài năng của ông, Chính Phủ Nhật đã có lần mời ông về để giới thiệu cách làm đèn lồng tại Việt Nam.
Dù xuất hiện khá sớm nhưng phải trải qua nhiều thế hệ chiếc đèn lồng mới tới được mọi nhà trong Phố cổ Hội An với tính chất trang trí hết sức bình dân mà vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ và sang trọng vốn có.
Tiếp thu kĩ thuật từ những chiếc đèn xưa, người Hội An đã không ngừng mày mò, cải tiến cách làm để biến tấu chiếc đèn lồng Hội An càng đẹp và đa dạng về mẫu mã hơn.
KHÁM PHÁ QUY TRÌNH LÀM ĐÈN LỒNG
Đèn lồng Hội An ngày nay được thêu ren tinh xảo. Để làm nên những chiếc đèn lồng xinh xắn đó là cả một quá trình và công đoạn rất cầu kì, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẫn của người thợ. Về quy trình làm đèn lồng có thể chia làm hai công đoạn chính:
Đầu tiên là làm khung tre. Tre dùng để định hình khung đèn được lựa chọn và xử lý cẩn thận trước khi đưa vào uốn và tạo khung. Tre làm khung phải là tre già, được ngâm với nước muối từ 10-15 ngày để chống mối mọt.
Sau đó được phơi khô, chẻ ra và vót thanh từng nan mỏng tùy theo kích cỡ của từng loại đèn. Nan được gắn vào 2 vòng gỗ ở 2 đầu sau đó được kết nối bằng các sợi dây dù. Cuối cùng người thợ sẽ dùng tay, khéo léo chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng.
Du khách tự tay làm nên một chiếc đèn lồng cho mình
Công đoạn thứ hai là bọc vải. Người Hội An thích dùng lụa Hà Đông để bọc đèn. Thứ lụa này làm cho ánh sang trở nên huyền ảo sống động, chiếc đèn lồng cũng trở nên sang trọng hơn. Vải được cắt ra làm nhiều mảnh tùy theo kích thước của đèn sau đó được dán lên những nan khung đã được bôi keo một cách cẩn thận.
Khi căng vải đòi hỏi người thợ phải cực kỳ kheo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong. Dán vải xong, người thợ sẽ dùng kéo để cắt tỉa những phần dư thừa, rồi dùng chuôi gắn vào khung đèn.
Tiếp đến, người nghệ nhân còn chạm vẽ lên lồng đèn những họa tiết đẹp mắt, những hình ảnh phong cảnh hữu tình mang đậm nét văn hóa Á Đông.
Và cuối cùng, những chiếc đèn lồng sẽ được tiện gỗ, quét sơn/đanh vecni và kết tủa, uốn dây treo để thành một chiếc đèn lồng hòan chỉnh.
NÊN MUA ĐÈN LỒNG HỘI AN Ở ĐÂU?
Đèn lồng Hội An hiện nay đa dạng về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng. Bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn và có mua về làm kỉ niệm hay làm quà tặng cho người thân, bạn bè, rất đẹp và ý nghĩa đấy. Đặc biệt hơn, nếu bạn muốn tự tay trải nghiệm, làm nên một chiếc đèn lồng mang về làm kỉ niệm thì bạn có thể đi đến các cơ sở sản xuất uy tín hoặc nhà biển diễn trên phố Nguyễn Thái Học.
Một số địa chỉ uy tín mà Smiletravel giới thiệu cho bạn:
Khi tới những địa điểm này, không những bạn được dõi theo những đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làm lồng đèn, ngắm nhìn những chiếc lồng đèn tinh xảo, mà còn có thể tự tay trải nghiệm toàn bộ quá trình làm ra một chiếc đèn lồng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, nhiệt tình của những nghệ nhân.
Mặc dù những chiếc đèn lồng do chính tay mình làm ra sẽ không được sắc sảo như những nghệ nhân nhưng chắc chắn sẽ ý nghĩa hơn bất kì món quà nào, người thân hẳn sẽ trân quý lắm. Thêm vào đó, tại những địa điểm này, du khách sẽ được mua những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý. Giá thì tùy theo kích cỡ, màu sắc, hình dáng của đèn, song nhìn chung thì rất phù hợp để làm quà tặng.
GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
Ở Hội An hiện nay có khoảng trên dưới 200 cơ sở làm đèn lồng. Việc sản xuất đèn lồng nơi đây không chỉ đáp ứng nhu cầu làm đẹp trong nhà, ngoài phố, phục vụ cho đám đình, lễ, tết… mà hơn thế nữa là còn vì mục đích quảng bá du lịch, phục vụ cho du khách làm quà lưu niệm như một đặc sản văn hóa chuyên biệt của người Hội An.
Đèn lồng được trang trí khắp các con phố
Tới phố cổ Hội An, bạn có thể ngắm nhìn chiếc đèn lồng mọi lúc mọi nơi, trong mọi khoảng khắc và tất nhiên lúc nào cũng có một vẻ đẹp riêng. Ban ngày, đèn lồng để lộ rõ nét tinh xảo, sức sáng tạo và tài hoa của những người nghệ nhân.
Còn khi màn đêm buông xuống, những chiếc đèn lồng chuyển màu huyền diệu, lung linh chiếu sáng như đưa bạn lạc vào miền cổ tích.
Lúc này, sẽ thât tuyệt nếu bạn cùng người đồng hành của mình dạo bước một vòng quanh phố cổ, men theo bờ sông Hoài thơ mộng, ngắm nhìn đèn lồng tỏa sắc. Không gian phố Hội với những chiếc đèn lồng lung linh hẳn sẽ làm bạn phải xiêu lòng.
Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Đèn lồng Hội An - Nét đẹp của làng nghề truyền thống của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
Tam Quan Bà Mụ - Điểm check in không thể bỏ lỡ khi đến Hội An
Những địa điểm tắm bùn hot nhất tại Đà Nẵng
Smile Travel
Theo Bunie
NHỮNG MÓN ĂN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN VỚI HỘI AN - THÀNH PHỐ CỔ(12/02/2023)
TỔNG HỢP NHỮNG HOMESTAY ĐẸP QUÊN LỐI VỀ TẠI HỘI AN(03/11/2020)
CHÙM ẢNH HỘI AN TAN HOANG SAU BÃO SỐ 9 MOLAVE(29/10/2020)
DU KHÁCH TÂY CÙNG NGƯỜI HỘI AN GIỮ BỜ BIỂN(26/10/2020)
LÀNG RAU TRÀ QUẾ - LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIỮA PHỐ HỘI(24/10/2020)
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH LŨ Ở HỘI AN SÁNG NAY 17.10.2020(17/10/2020)
CHÙM ẢNH: NGẮM NHÌN VẺ ĐẸP PHỔ CỔ HỘI AN MÙA MƯA LŨ(14/10/2020)
HỘI AN NHANH CHÓNG DỌN DẸP PHỐ CỔ SAU KHI NƯỚC LŨ RÚT(13/10/2020)
LÀNG GỐM THANH HÀ – LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÂU ĐỜI XỨ QUẢNG(22/09/2020)
GIÁ VÉ VINWONDERS NAM HỘI AN 2020 MỚI NHẤT(21/09/2020)
LÒ GẠCH CŨ GẦN HỘI AN - NẤC THANG LÊN THIÊN ĐƯỜNG(15/09/2020)
TÌM HIỂU VỀ 5 MÓN NGON ĐẶC SẢN HỘI AN TRỨ DANH(03/09/2020)
TOP NHỮNG TIỆM BÁNH MÌ NGON NHẤT THẾ GIỚI TẠI HỘI AN(03/09/2020)
TOP 10 KHÁCH SẠN HỘI AN ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT(03/09/2020)
CÙNG NHÂM NHI VẺ ĐẸP CỦA BÃI BIỂN HÀ MY - NÀNG THƠ NGỦ QUÊN CỦA HỘI AN(31/08/2020)
TAM QUAN BÀ MỤ - ĐIỂM CHECK IN KHÔNG THỂ BỎ LỠ Ở HỘI AN(29/08/2020)