LÀNG GỐM THANH HÀ – LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÂU ĐỜI XỨ QUẢNG

22/09/2020 17:380 GMT+7


Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay làng gốm Thanh Hà (tp Hội An) vẫn giữ được cách làm thủ công tỉ mỉ và gần như là độc nhất đó là tạo hình bằng tay hoặc bà xoay bằng chân, không dùng khuôn như nhiều chỗ khác. Đặc biệt, các sản phẩm của gốm Thanh Hà không tráng men và được nung bằng lò cuier truyền thống để tạo sản phẩm có nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, đỏ, đỏ gạch, nâu, hồng, đen,…

Xem thêm: 

 Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất

 Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot

 Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng

LÀNG GỐM THANH HÀ NẰM Ở ĐÂU?

Nằm ngay bên dòng sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, cách khu phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Vị trí khá thuận tiện cho việc di chuyển với mọi phương tiện.

Địa chỉ: Phạm Phán, khối phố 5, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Di chuyển như thế nào?

  • Từ trung tâm phố cổ Hội An, bạn đi theo tuyến đường Hùng Vương đến đường Duy Tân. Bạn chỉ cần di chuyển thêm 500m sẽ gặp ngã tư, rẽ trái là có thể đến được làng gốm Thanh Hà rồi. Hoặc trên tuyến đường Duy Tân, bạn sẽ bắt gặp bảng chỉ dẫn, có thể theo đó để di chuyển tiếp.
  • Bạn có thể di chuyển dọc theo bờ sông Thu Bồn hướng QL 1A, đi qua chợ cá Thanh Hà một đoạn, vậy là bạn có thể đến tham quan làng nghề truyền thống này rồi

GIÁ VÉ THAM QUAN LÀNG GỐM THANH HÀ BAO NHIÊU?

Giá vé vào cổng:

  • Trẻ em, học sinh, sinh viên: 20,000vnd/người
  • Người lớn: 40,000vnd/người

Giờ mở cửa: 8h30 – 17h30

CÁC TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ

Chứng kiến các nghệ nhân chuốt gốm

Với tay nghề lâu năm, người nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm mang vẻ đẹp truyền thống đi vào lòng người. Trước đây, làng gốm Thanh Hà có tới 30 bàn xoay, trăm lò nung và hàng ngàn người thợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 8 lò với hơn 35 thợ chính.

Dù số lượng đã giảm đi đáng kể nhưng những đôi bàn tay kheo léo ấy chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng với sự tỉ mỉ, chau chuốt trong từng sản phẩm. Đây là một hoạt động mà du khách ưa thích nhiều nhất, bởi họ được tận mắt quan sát quá trình một sản phẩm gốm mỹ nghệ.

Bước đầu thoạt nhìn chỉ với vài thao tác trên viên đất sét, nó đã biến thành một tác phẩm tuyệt đẹp. Tuy nhiên, để có thể trở nên điêu luyện như thế, các nghệ nhân đã tốn không ít thời gian.

Khám phá lịch sử làng gốm Thanh Hà

Chúng ta biết rằng, việc chúa Tiên – Nguyễn Hoàng chọn làng Thanh Chiêm làm Dinh trấn của Quảng Nam vào năm 1602 là một quyết sách mang tầm nhìn chiến lược. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi khá đơn giản: “Nhâm Dần năm thứ 45 (1602), nhân đi chơi núi Hải Vân, thấy một dãy núi cao giăng dài mấy trăm dặm, nằm ngang đến bờ biển; Chúa khen rằng: “Chỗ này quả là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt núi xem xét tình thế, dựng Dinh trấn ở xã Cần Húc (thuộc huyện Duy Xuyên), xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ 6 trấn giữ”.

Sách sử ghi vậy, dù khá vắn tắt. Nhưng truyền thuyết lại có cách kể của mình.

Một thời gian ngắn sau khi lập Dinh trấn ở xã Cần Húc, chúa Tiên bàn với con trai, là thế tử Nguyễn Phúc Nguyên, người được giao trấn thủ Quảng Nam, dời Dinh trấn về làng Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn). Một đêm khi ngủ tại đây, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã mộng thấy một người đàn bà đẹp, tự xưng là nữ thần xứ Nam Diêu, tặng cho Chúa một cái chén đất rất là đẹp và truyền rằng Chúa hãy đi tới đất Nam Diêu, cách 3 dặm ở phía bắc sẽ tìm ra ta và sẽ lập được làng nghề mới cho dân, để xây dựng hòang triều cương thổ về sau.

Sáng hôm sau, chúa Tiên Nguyễn Hoàng và con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên đường đi về phía bắc, vượt qua con sông nhỏ rồi theo lời người dân địa phương chỉ dẫn tới một cái miếu nhỏ dưới gốc đa cổ thụ lâu đời, có tên là miếu Nam Diêu. Lạ lùng thay, hai cha con chúa Tiên thấy ở ngôi miếu nhỏ hoang sơ này có bày chiếc chén đất nung nhỏ mà nữ thần Nam Diêu đã tặng cho Chúa đêm qua.

Xúc động trước sự linh ứng và để tỏ lòng kính ngưỡng, Chúa làm lễ cúng bái trang trọng và cho xây dựng lại một miếu thờ khang trang. Sau đó, Chúa cho người âm thầm ra bắc vận động dân ở các làng gốm nổi tiếng vào nam lập nghiệp, Chúa sẽ dành cho những di dân này nhiều sự ưu đãi. Thế là làng gốm Thanh Hà đã được hình thành, cùng với hai làng nghề nổi tiếng khác là làng đúc đồng Phước Kiều (Thanh Chiêm) và làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim) tạo nên một tam giác làng nghề truyền thống nổi tiếng, góp phần tạo nên sự phồn vinh của trục hành chính – kinh tế Dinh trấn Thanh Chiêm, cảng biển Hội An nổi tiếng suốt các thế kỷ 17 và 18.

Mồng 10 tháng Giêng hằng năm, người dẫn sẽ làm lễ cúng mong tổ nghề phù hộ một năm mới binh yên và phát triển. Nếu du lịch làng gốm Thanh Hà vào dịp này, bạn sẽ được trải nghiệm thêm nhiều hoạt động thú vị. Trong ngày này, bạn sẽ được chứng kiến lễ rước kiệu tổ nghề cùng những trò chơi dân gian vui nhộn như chuốt gỗ, nấu cơm niêu,…

Tự tay làm ra các sản phẩm gốm

Ngoài việc quan sát, bạn cũng sẽ không thể bỏ lỡ việc tự tay làm ra các sản phẩm gốm theo ý thích. Tại đây, bạn có thể hóa thân thành những người thợ, trải qua những công đoạn khó khăn để có thể tạo ra sản phẩm gốm hoàn mỹ. Tự tay thực hiện từ công đoạn nhào nặn đến công đoạn chuốt gốm và vẽ hoa văn. Bạn đừng bỏ qua trải nghiệm có 1 không 2 này nhé.

Bạn cũng đừng quá lo lắng là mình sẽ không thể thực hiện được. Bởi vì những nghệ nhân sẽ hướng dẫn tận tình để bạn có được sản phẩm hoàn thiện nhất.

Tham quan công viên đất nung Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà sở hữu một khuôn viên rộng với những mô hình thu nhỏ mô phỏng lại các địa điểm nổi tiếng trên thế giới đẹp khó cưỡng được làm từ gốm. Bên trong công viên gồm nhiều không gian khác như khu nhà trưng bày, khu mô hình bằng đất nung… Nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch bởi lối kiến trúc độc đáo xây dựng bởi gạch và đất nung.

Hiện nay, làng gốm Thanh Hà đã được chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là làng nghề truyền thống thứ ba tại Hội An được công nhận.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Làng gốm Thanh Hà - Làng nghề truyền thống xứ Quảng của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 Tam Quan Bà Mụ - Điểm check in không thể bỏ lỡ khi đến Hội An

 Nằm lòng 11 bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng - cứ check in là đẹp

 Bí mật về cái giếng cổ thoát ế tại Cù Lao Chàm

 Địa chỉ 33 món ăn ngon tại Đà Nẵng

Smile Travel

Theo Bunie

Zalo