TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT (PHẦN 1)

03/09/2020 09:560 GMT+7


Cùng với sự phát triển cả nước, Huế ngày càng được biết đến nhiều hơn rộng rãi trong công chúng. Huế là điểm đến hứa hẹn của các bạn trẻ đam mê du lịch, thích khám phá về vùng đất văn hóa đất kinh kì. Đằng sau sự thành công bộ phim "Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ, MV ca nhạc "Không thể cùng nhau suốt kiếp" của ca sĩ Hòa Minzy, "Nàng thơ xứ huế" của Thùy Chi, Huế ngày càng được biết đến nhiều hơn và hãy cùng smiletravel điểm qua TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT (PHẦN 1)

Vì bài viết khá dài nên smiletravel.vn sẽ chia ra 2 phần bạn nhé. Mời bạn xem trong link phía dưới: 

 TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT (PHẦN 1)
 TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT (PHẦN 2)

1. Để đi du lịch Huế - nằm lòng những phương tiện để đến đây

Xe máy: Chắc hẳn đây là phương tiện của nhiều bạn trẻ miền Trung đam mê phượt chọn nhiều nhất, khởi hành từ các tỉnh phía Nam Trung Bộ, với hơn 2-3h đồng hồ chạy xe máy vượt đèo Hải Vân hùng vĩ, là bạn có thể đến được Huế một cách dễ dàng. Đây là một phương tiện để đi du lịch Huế khá tiện lợi, có thể di chuyển nhiều địa điểm trong thành phố và khám phá được hết vẻ đẹp của đất Cố Đô.

Xe giường nằm: Nếu bạn ở xa miền Bắc hay Miền Nam, muốn tiết kiệm chi phí cho hành trình khám phá thì có thể chọn hình thức di chuyển này; một số nhà xe uy tín hiện nay đang chạy tuyến Bắc Nam có điểm dừng chân tại Huế như nhà xe Phương Trang, Mai Linh Express, Hoàng Long Asia,....

Máy bay: Là phương tiện có độ nhanh và an toàn nhất hiện nay, dù ở bất kì đâu ở Việt Nam chỉ với hơn 2h bay là bạn có thể đến Huế rồi; lưu ý cho các bạn là máy bay đáp xuống sân bay Phú Bài cách trung tâm thành phố Huế khoảng 17 km. Sau khi xuống nhà ga sân bay bạn có thể đi taxi về trung tâm thành phố, đường sá rất dễ đi và tiện lợi. Có một phương án khác là sân bay quốc tế Phú Bài có xe bus trung chuyển vào trung tâm thành phố Huế vào đến địa chỉ số 20 đường Hà Nội, giá trung chuyển này 70.000/lượt/khách kèm hành lí nha!

Tàu hỏa: Bạn đang cảm thấy ngán ngẩm với những ngày ngồi lì trên chiếc xe khách, bạn cảm thấy uể oải với những chuyến xe máy dài lê thê? Và lúc này tàu hỏa chính là sự lựa chọn không thể mỹ mãn hơn. Đây là một hành trình du lịch vừa tiết kiệm, thoải mái và hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị cho du khách đến Huế. Nhà Ga tàu hỏa ở Huế nằm ngay trung tâm thành phố Huế luôn nè, nên sự lựa chọn di chuyển bằng phương tiện này cũng khá là thú vị lắm đấy!

 

2. Tìm hiểu về Huế - du lịch qua những chứng tích lịch sử:

Sau khi đã đến Huế, lựa chọn cho mình một khách sạn để nghỉ chân, thuê một chiếc xe máy để bắt đầu hành trình khám phá TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT nào!

• Cung An Định - kiến trúc đương thời bậc nhất trong văn hóa nhà Nguyễn

Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu – một nhánh của sông Hương thơ mộng, Bên bờ sông An Cựu, có một công trình đặc biệt thu hút sự chú ý của những người yêu và tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử - văn hóa triều Nguyễn. Đó chính là cung An Định – được mệnh danh là viên ngọc trăm tuổi của đất Cố Đô. Đây là công trình tiêu biểu và mở đầu cho giai đoạn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng Tây Âu trong lịch sử mỹ thuật Huế. Cùng với rất nhiều công trình kiến trúc nổi bật trong triều Khải Định, cung An Định là đại diện cho phong cách kiến trúc Việt Nam giai đoạn tân – cổ điển. 

Ở tại nơi này, MV "Không thể cùng nhau suốt kiếp" đã được ekip sản xuất của ca sĩ Hòa Minzy quay tại đây, tái hiện lại chuyện tình đầy bi thương của Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng nền phong kiến Việt Nam. Tại đây mọi góc cung điện, tòa chính điện, cổng ra vào đều có những góc chụp rất đẹp, lung linh, phía trong tòa cung điện đặt một tượng đúc bằng đồng khuôn mẫu tỉ lệ 1-1 do chính phủ Pháp tặng cho vị vua "cách tân" này.

An Định Cung được xây dựng vào năm 1917 thời vua Khải Định. Lúc đầu đây là tiềm để của nhà vua (từ năm 1902). Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại. Sau cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ hoàng cung qua sống tại đây, sau khi nhà vua thoái vị chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến ở Việt Nam.

 

Địa chỉ: 179B Phan Đình Phùng

Thời gian tham quan: 8:00 - 17:00

Giá vé: 50.000 VND/khách

 

• Văn Thánh - Võ Thánh - dấu tích lịch sử một nền tinh hoa văn võ nước nhà

"Chiều nay còn ấm hơi kẻ sĩ
Văn thánh thông reo Khổng Tử về."
 

Nhắc đến Văn Miếu, có lẽ ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh Văn Miếu Quốc tử giám ở Hà Nội, nhưng ít ai biết đựoc, du lịch xứ Huế mộng mơ cũng tồn tại một Văn Miếu tuy không đồ sộ nhưng lại đậm hình ảnh của triều Nguyễn và mang một cái tên đầy mới lạ, đó là Văn Thánh. Tọa lạc tại số 72 trên con đường cùng tên, Văn Thánh Huế hay Văn Miếu Huế là cách gọi tắt của Văn Thánh Miếu, một công trình đựơc xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế.

Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự... Đến nay qua bao thời gian, các công trình chỉ còn lại số lượng hạn chế. Đây là một địa điểm khi đến Huế du lịch không nên bỏ qua.

 

Địa chỉ: đường Văn Thánh - chùa Thiên Mụ đi thẳng khoảng 2km

Thời gian mở cửa: cả ngày

Giá vé tham quan: miễn phí

 
• Cầu ngói Thanh Toàn - cây cầu cổ thuộc dạng hiếm ở Việt nam
Đến Huế để du lịch, muốn chiêm ngưỡng và khám phá những nét đẹp xưa cũ, rêu phong không chỉ có những công trình ở nội thành mà còn có các công trình kiến trúc dân gian, mang đậm nét thôn quê dân giả và bình dị, những cảnh vật như thế sẽ thanh lọc tâm hồn, mang ta trở về với những gì bình yên nhất, trút bỏ bao nhiêu mệt nhoài của cuộc sống. Cầu ngói Thanh Toàn là một trong số ít những cây cầu sở hữu những nét kiến trúc vô cùng độc đáo theo lối “thượng gia hạ kiều” còn sót lại tại Việt Nam. Chính bởi vẻ đẹp độc đáo đó, công trình này đã trở thành địa danh nổi tiếng và hấp dẫn rất đông đảo du khách gần xa tới tham quan.
"Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với 1 đoàn cho vui."

Là câu ca dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 8km đường bộ về phía Đông. Đây là cây cầu gỗ, được mệnh danh là cây cầu cổ thuộc vào loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990. Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều, có nghĩa là “trên nhà dưới cầu”. Có chiều dài 17m và rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống lưu ly tráng men chia làm 7 gian.Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776, nhờ công lao to lớn của người phụ nữ có tên Trần Thị Đạo cháu gái họ Trần đời thứ 6 đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi dừng chân cho lữ khách cùng người tha hương.
 

 
Địa chỉ:thôn Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy

Giờ mở cửa:cả ngày

Giá vé: tham quan miễn phí

 
• Đại Nội Huế - trung tâm du lịch Huế

Đại Nội luôn là vị trí số 1 trong TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT. Được xây dựng từ năm 1805 dưới thời vua Gia Long đến mãi tận năm 1832 thời vua Minh Mạng mới hoàn thành. Kinh thành Huế gồm 3 vòng thành xếp chồng nhau. Vòng thành lớn nhất ở ngoài cùng được gọi là kinh thành được xây theo kiểu Vauban. Vòng thành thứ hai là Hoàng thành với 4 cổng vào là Ngọ môn (cổng chính), Hiển Nhơn môn, Chương Đức môn, Hòa Bình môn. Vòng thành thứ ba là Tử cấm thành, có cổng lớn nhất chính là Đại cung môn.

Là địa điểm du lịch Huế nổi tiếng nhất từ trước đến nay, chẳng ai khi đến Huế mà không muốn ghé thăm Đại Nội dù chỉ một lần. Đây chính là trung tâm lịch sử, công trình mang kiến trúc độc đáo nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Nằm ở địa phận phường Thuận Thành, TP. Huế, Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, là nơi vẫn còn lưu giữ những công trình kiến trúc độc đáo từ thời phong Kiến. Từ Cổng Ngọ Môn, cho đến Điện Thái Hòa, Cửu Đỉnh đều là những di tích đã chừng kiến bao bao nhiêu thời kỳ thăng trầm của các triều đại phong kiến Việt Nam.

 

Địa chỉ: đường Hai Mươi Ba Tháng Tám
Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00
Giá vé tham quan: 150.000 VNĐ/khách
 
• Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình - Kiến trúc đặc sắc dành cho dân chúng thời Nguyễn
Triều đình nhà Nguyễn một thời không chỉ được biết đến qua một Đại Nội bề thế mà còn là cả các công trình xung quanh. Mỗi công trình có một kiến trúc, chức năng riêng biệt tạo nét đặc sắc riêng cho cả một tổng thể. Nằm bên dòng sông Hương, án ngữ trước Kỳ đài, hai công trình Phu Văn Lâu và Nghênh Lương Đình mang dáng dấp uy nghi của một triều đại lịch sử. Xuôi theo thời gian, hai công trình vẫn tồn tại, mang giá trị cổ kính của đất cố đô. Nằm phía ngoài gần Kỳ đài nhất là Phu Văn Lâu, công trình được xây dựng vào năm 1819. Vốn trước đó vào thời Gia Long, tại vị trí của Phu Văn Lâu là một ngôi nhà nhỏ gọi là Bảng Đình. Tại đó, triều đình sẽ công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, Đình cho toàn thể dân chúng.

Cho đến năm 1819, triều đình cho xây dựng một tòa kiến trúc hai tầng trên nền ngôi nhà Bảng Đình và đặt tên là Phu Văn Lâu. Theo đó, Phu là trình bày, phô ra, Văn là vẻ đẹp bao hàm văn học, văn thư, văn nghệ, Lâu là cái lầu bởi lẽ nó là một tòa nhà hai tầng. Như vậy, cái tên Phu Văn Lâu là ngôi nhà lầu dùng để phô bày những văn thư, cái hay cái đẹp cho bàn dân thưởng ngoạn.

 

 

Phía đối diện của Phu Văn Lâu và một công trình khác cũng dưới thời nhà Nguyễn - Nghênh Lương Đình. Cả ba công trình Kỳ đài, Phu Văn Lâu và Nghênh Lương Đình đều cùng nằm trên một trục dọc dẫn từ phía trong ra ngoài. Nghênh Lương Đình là công trình được xây dựng vào năm 1852 dưới thời vua Tự Đức. Công trình được xây dựng với chức năng là nơi để nhà vua nghỉ mát. Cũng tại bờ bến trước Phu Văn Lâu này, trước kia vua Duy Tân đã cải trang thành thường dân để bí mật họp bàn với Việt Nam Quang Phục Hội trong công cuộc đánh đổ giặc Pháp. Khởi nghĩatuy thất bại nhưng bóng dáng, tinh thần yêu nước vẫn được lưu dấu mãi. Hình ảnh của một ông vua giả làm thường dân ngồi câu nhưng lòng lại nặng trĩu việc nước được nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị thể hiện qua mấy câu hò mái nhì:


"Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non."

 

Địa chỉ: đường Lê Duẩn
Thời gian mở cửa: cả ngày
Giá vé tham quan: miễn phí
 
• Lăng Khải Định - kiến trúc độc đáo trong các lăng tẩm ở Huế

Điểm dừng chân không nên bỏ lỡ trong chuyến du lịch Huế là lăng Khải Định (hay còn có tên khác là Ứng Lăng) - một trong những "cung điện thế giới bên kia" có kiến trúc bậc nhất tại thành phố Huế. Vua Khải Định được mệnh danh là vị vua "tân thời" nhất triều Nguyễn. Đương thời, ông vua này tiếp nhận giao thoa nền văn hóa Đông - Tây và lối sống xa hoa lúc sinh thời nên lăng của ngài dù là lăng có diện tích nhỏ nhất trong các lăng các vị vua nhưng là kiến trúc tốn nhiều tiền của và công sức nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn. Lăng Khải Định là công trình kiến trúc độc đáo pha lẫn giữa nét hiện đại phương Tây và cổ điển Phương Đông sẽ làm quý khách không khỏi ngạc nhiên.

Một nét đặc biệt khác khiến du khách tham quan không khỏi trầm trồ là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ và tại chính điện có một bức tranh trần vô cùng độc đáo được vẽ bằng chân mang tên "Cửu Long Ẩn Vân", bức tranh trần nhà này được họa bởi Phan Văn Tánh, người được mệnh danh là Michelangelo của Châu Á; bức tranh đã có hơn trăm năm tuổi nhưng chưa bao giờ thấy phai màu mực hay có mạng nhện giăng bao giờ.

Trong chương trình tour Huế một ngày của Smile Travel, lăng Khải Định là một trong địa điểm quen thuộc trong chuyến hành trình.

 

Địa chỉ: đường Khải Định,xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy

Giờ mở cửa: 7:30 - 17:00

Giá vé tham quan: 100.000 VNĐ/khách

 
• Lăng Minh Mạng - "cung điện thế giới bên kia" đậm chất Nho giáo

Du lịch Huế ghé thăm lăng Minh Mạng là một trong những địa điểm sở hữu trong mình một vị trí đắc địa và thuận lợi vô cùng. Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, đây là nơi giao thoa nữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ. Vì là một công trình kiến trúc lớn trong cuộc đời mình, nên Minh Mạng chú trọng từng khâu xây dựng lăng. Những bản thiết kế hay báo cáo về kiến trúc lăng đều được chính tay vua phê duyệt. Vì là một người thâm sâu, uyên bác, theo đạo Nho giáo nên màu sắc kiến trúc của lăng Minh Mạng cũng hoàn toàn phản ánh được con người của vị vua tài ba này.

Có thể nói vẻ đẹp của lăng Minh Mạng là sự kết hợp của màu sắc cổ điển, truyền thống, đậm chất Nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạn và chất thơ ca.

 

\

Địa chỉ: Quốc lộ 49 (từ Lăng Khải Định tiếp tục đi thẳng, đi qua cầu Tuần, rẽ phải vòng xuống gầm cầu, đi tiếp 1km)
Giờ mở cửa:7:00 - 17:00
Giá vé tham quan: 150.000 VNĐ/khách
 
 
• Lăng Tự Đức - lăng tẩm của ông vua đậm chất thi sĩ

Khám phá du lịch Huế đừng quên ghé lăng Tự Đức, một cung điện thế giới bên kia đầy màu sắc và thơ mộng đúng như cuộc đời về vị vua thi sĩ này. Đặc trưng của kiến trúc lăng là những mái ngói bi đình đã hàng trăm năm tuổi, những con đường lát gạch bát tràng quanh co đi theo những hàng cây thông cổ thụ. Đặc biệt ở đây có hồ Khiêm Tạ, bia Khiêm Cung Ký, nhà hát Khiêm Minh Đường - một trong những nhà hát ca kịch cổ nhất Việt Nam.

Khi bạn đến đây bạn sẽ được tham quan làng nghề làm hương (nhang) truyền thống, được chụp lại những bức ảnh vô cùng thú vị, tại con đường này bạn sẽ tiếp tục tham quan Lăng Vua Tự Đức (một trong các lăng tẩm đẹp nhất của triều Nguyễn),và nhớ ghé thêm Đồi Vọng Cảnh thơ mộng nữa nhé! Đây là trục đường có khá nhiều thắng cảnh và di sản, về đồi Vọng Cảnh và làng hương mình sẽ giới thiệu trong phần dưới nha!
 

Địa chỉ: đường Đoàn Nhữ Hải, Huế
Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00
Giá vé tham quan: 100.000 VNĐ/khách
 
 
• Lăng Đồng Khánh - sự pha trộn đặc biệt giữa cổ điển và hiện đại

Một quần thể lăng tẩm, nơi mà trục lăng và trục tẩm đứng chéo mặt nhau, nhận 2 tiền án khác nhau. Một ngôi lăng có thể nói là nét giao thoa giữa phong cách kiến trúc cổ điển và hiện đại. Nơi an nghỉ của một vị vua gắn liền với bước tiếp của lịch sử sau trận thất thủ kinh đô 1885. Không nơi nào khác, đó chính là Tư lăng, hay chúng ta thường gọi với cái tên quen thuộc lăng Đồng Khánh. Để thấy rõ hơn nét thú vị về kiến trúc, cũng như những câu chuyện nơi đây, hãy cùng Journeys In Hue cùng đến với Tư Lăng, nơi an nghỉ của vị vua thứ 9 của triều Nguyễn. Sinh thời, Đồng Khánh được xem là ông vua sính ngoại. Khác với những vị vua tiền nhiệm, Đồng Khánh lại cố thắt chặt tình thân hữu với người Pháp. Vì vậy vào lúc bấy giờ, sự liên kết giữa nhân dân và vua không mấy khắn khít.

Bên cạnh những nét cổ kính, ta còn dễ dàng bắt gặp những nét hiện đại được thể hiện tại lăng. Những công trình tại đây đa phần được sử dụng những vật liệu mới như xi-măng, gạch ca rô hay gạch hoa tráng men màu. Điều đó tạo nên một nét dung hòa kiến trúc rất độc đáo.
 

Địa chỉ: Quốc lộ 49 (đi qua cầu Tuần, rẽ phải vòng xuống gầm cầu, đi tiếp 1km)
Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00
Giá vé tham quan: 100.000 VNĐ/khách
 
 
• Lăng Thiệu Trị - vẻ thanh toát của chốn yên nghỉ vĩnh hằng
Vua Thiệu Trị, vị vua thứ 3 trong tổng số 13 vị vua của triều Nguyễn. Ông được biết đến là một vị vua thông minh, tận tụy lo việc nước nhà, tinh thông Nho học và rất yêu thích thơ ca. Cuộc đời của ông vua Thiệu Trị xét chung khá bình lặng so với các vị vua khác. Đến lúc băng hà, lăng của vua Thiệu Trị dù có bề thế nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát của một khu lăng mộ. Ở đó, cảnh và vật tưởng như đang dung hòa. Đến với lăng Thiệu Trị , hay có tên khác là Xương Lăng, ta sẽ thấy được sự thơ mộng nửa ảo nửa thực của những hồ sen, đồng lúa, hay sự uy nghi của những công trình vững chắc nơi đây.
 

 

Địa chỉ: đường Minh Mạng, Huế
Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00
Giá vé tham quan: 100.000 VNĐ/khách

 

• Điện Voi Ré - Hổ Quyền: đấu trường thú duy nhất trên thế giới
Hãy thử tưởng tượng châu Âu có một đấu trường La Mã cổ đại thì châu Á cũng có một đấu trường Hổ Quyền đấy nhé! Trên thế giới chỉ có một đấu trường thú duy nhất còn tồn tại và được UNESCO công nhận là đấu trường Hổ Quyền ở Việt Nam! Tên gọi này bắt nguồn từ chức năng của nó; đây là nơi dùng để huấn luyện các con voi chiến trước khi đạt được một khả năng nhất định để ra chiến trường. Đối thủ chủ yếu của các dã tượng là những con hổ,cọp được bắt trong rừng sâu, mang về nhốt trong cũi và huấn luyện thường xuyên với voi chiến. Ở đây diễn ra những trận "tỉ thí" vô cùng căng thẳng và ác chiến mà loài cuối cùng chiến thắng luôn là những con voi, cũng có những trường hợp xảy ra việc những con hổ khát máu nhảy lên thân mình và cắn chết voi. Đấu trường được tổ chức long trọng và quy mô không kém những buổi lễ trong triều đình, được vua và các đại thần tham dự, người dân được đến xem. Thuở ban đầu Hổ Quyền chỉ là bãi đất trống hình lòng chảo không có bảo vệ, dưới thời vua Minh Mạng Hổ quyền được xây dựng với quy mô 2 vòng thành đặc, có cửa ra vào cho voi và chuồng cọp, khán đài cho mọi người dân đến xem.
Việc tổ chức các cuộc đấu giữa voi và hổ ban đầu có mục đích rèn luyện tính chiến đấu cho voi, về sau như là một loại hình giải trí tiêu khiển. Trong ngày thi đấu, dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường vua đi qua. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Có một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bến sông. Đấu trường này diễn ra trận chiến cuối cùng vào năm 1906 dưới thời vua Thành Thái.
 
 
Địa chỉ: Ngõ 26 Kiệt, 373 Bùi Thị Xuân
Giờ mở cửa: cả ngày
Giá vé tham quan: miễn phí
 
 
• Hồ Tịnh Tâm - ngát hương sen trong lòng Cố Đô
Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Ngoài hoa sen, hồ Tịnh Tâm còn là nơi hội tụ của rất nhiều loài hoa với màu sắc sặc sỡ như hoa phượng, bằng lăng... dọc đường Đinh Tiên Hoàng. Du lịch Huế quanh thành phố xinh đẹp vào những ngày hè khoảng tháng 5, tháng 6, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hồ sen ở quanh Đại Nội nở hoa rực rỡ với hai màu sắc chính hồng và trắng, kết hợp với màu xanh của lá và đài sen tạo nên một không gian cực kỳ nên thơ, lãng mạn.
 

 
Địa chỉ: đường Đinh Tiên Hoàng , Huế
Thời gian mở cửa: cả ngày
Giá vé tham quan: miễn phí
 
• Tàng Thơ Các - Thư viện quốc gia triều Nguyễn

Tàng thư lâu nằm giữa hồ Ngọc Hải ở phường Thuận Lộc (TP Huế), cạnh bên hồ Tịnh Tâm. Theo sách Đại Nam thực lục và Đại nam Nhất thống chí, vua Minh Mạng cho xây dựng Tàng thư lâu vào năm 1825 để cất giữ, bảo quản các văn kiện quan trọng của triều đình. Bên trong Tàng thư lâu được phân chia rõ các gian. Dưới triều Nguyễn, Tàng thư lâu cất giữ, bảo quản các văn kiện của các bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Học…, những hiệp ước ký kết với Pháp về đất đai, quyền cai trị tại Bắc, Trung, Nam; các tài liệu ngoại giao với triều đại Trung Quốc. Ngoài ra, trong kho còn có nhiều bản thảo sách Nho, Y, Lý, Số; các bộ quốc sử, cùng rất nhiều bản gỗ (mộc bản) in tài liệu nói trên… Trước năm 1945, chỉ tính số sổ địa bạ của Bộ Hội thời Gia Long và Minh Mạng ở đây đã lưu trữ đến 12.000 tập. Cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 trong Tàng Thư Lâu được xây dựng bằng đá thanh.

Sau 120 năm hoạt động (1825-1945), khi triều Nguyễn bị lật đổ, cơ quan lưu trữ tài liệu quốc gia này đã ngừng hoạt động.

 

Địa chỉ: 56 Lê Văn Hưu

Thời gian mở cửa: cả ngày

Giá vé tham quan: miễn phí

 
• Đàn Nam Giao - khởi nguồn tinh hoa đất trời xứ Thần Kinh
Đàn Nam Giao có thể là cái tên gọi quen thuộc mà khi đến Huế ai cũng đã từng nghe qua một lần. Đây là nơi diễn ra lễ tế Nam Giao, buổi lễ quan trọng trong tín ngưỡng của chế độ quân chủ ngày trước. Vậy Đàn Nam Giao có gì đặc biệt mà lại quan trọng đối với đời sống tinh thần của người xưa như vậy? Trong suốt 79 năm (1807 – 1885) độc lập của nhà Nguyễn, đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế Giao đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Từ năm 1886 đến năm 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở đàn tế. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn tại đây là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945.Đàn Nam Giao là một tổ hợp các công trình kiến trúc gồm Giao đàn, Trai cung, Thần trù và Thần khố trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10ha. Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía nam, gồm 3 tầng: tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời; hai tầng dưới là Phương đàn, xây thành hình vuông, tượng trưng cho Đất. Đây là nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi chính trong lễ tế Nam Giao.Đàn này, dưới thời Nguyễn, là nơi tế thần Mặt Trời, Mặt Trăng, Tinh Tú, Mây, Mưa, Gió, Sấm, Năm và Tháng, Núi, Biển, Sông, Đầm Phá, các vị thần núi ở các sơn lăng các vua nhà Nguyễn, thần giữ lăng tẩm và phần mộ cùng tất cả các vị thần trong toàn quốc Việt Nam.
 

Địa chỉ: cuối đường Điện Biên Phủ, Huế

Thời gian mở cửa: cả ngày

Giá vé tham quan: miễn phí

 

2. Tìm hiểu về Huế - du lịch qua những địa điểm tâm linh:

• Chùa Thiên Mụ - Thần Kinh thập nhị thắng cảnh

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng. Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.

 

Địa chỉ: đường Nguyễn Phúc Nguyên, Huế
Thời gian mở cửa: 07:00 - 18:00
Giá vé tham quan: miễn phí
 
• Chùa Diệu Đế - nơi có lễ hội rước Phật lớn nhất Châu Á

Chùa nằm trên trục đường Bạch Đằng, con đường thơ mộng của thành phố Huế nối liền chợ Đông Ba và Gia Hội. Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Đây cũng là nơi học tập và luyện văn võ của các vị thái tử, hoàng tử nổi tiếng của triều Nguyễn trước khi đưa lên trị vì đất nước.

 

Địa chỉ: 100 Bạch Đằng, Huế

Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00

Giá vé tham quan: Miễn phí

 

• Chùa Từ Hiếu - sự tích vị sư cải trang đi mua cá

Chùa trước đây chỉ là một Am Thảo nhỏ, tên là Am An Dưỡng do Hòa Thượng Nhất Định khai sơn và lập nên để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già. Sư Nhất định là một người con rất hiếu thảo. Tương truyền rằng, một lần mẹ ông vì già yếu nên bị bệnh rất nặng, ông hằng ngày thuốc thang nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, cần bồi bổ thêm thịt cá, có làm như vậy mới mong bà chóng hồi sức. Sau đó, mặc cho thiên hạ đàm tiếu chê bai, vị thiền sư hằng ngày vẫn chống gậy, vượt hơn 5km để đến chợ mua cá về tẩm bổ cho mẹ. Câu chuyện đồn đến tai vua Tự Đức, ông bèn cho người tìm hiểu mới hay, vị sư mua thịt cá là để bồi bổ cho mẹ già bệnh tật, còn sư Nhất Định hằng ngày vẫn ăn chay tịnh tu tại Am. Vốn là vị Vua rất hiếu thảo với mẹ, cảm động về tấm lòng của vị sư, nên Vua đã ban cho tấm biển “Sắc tứ Từ Hiếu Tự”.

Không chỉ là ngôi chùa gắn với đạo hiếu cảm động, đây còn là nghĩa trang độc nhất vô nhị - nơi an nghỉ của 24 vị thái giam triều nhà Nguyễn. Tương truyền, sau khi vị thiền sư Nhất Định viên tịch, thái giám Châu Thiền Năng đã kêu gọi các vị thái giám khác quyên góp xây dựng và mở rộng lại chùa. Vì ông nhận biết rõ thân phận thiệt thòi của các thai giam khi về già không người thân, không nơi nương tựa. Chính vì thế, ông chọn cửa Phật là nơi thờ tự lâu dài. Việc này cũng đã được sự đồng ý của Vua Tự Đức. Về sau chùa cũng được gọi bằng một cái tên khác là chùa Thái Giám.

 

Địa chỉ: Kiệt 164 Lê Ngô Cát, Huế

Thời gian mở cửa: cả ngày

Giá vé tham quan: miễn phí

 

• Chùa Từ Đàm - ngôi chùa nối liền hai miền Nam Bắc

Chùa nằm tại số 1 Sư Liễu Quán, là một trong những ngôi tổ đình vô cùng danh tiếng và là trụ sở của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Người dân yêu mến và tự hào về chùa bởi lẽ đây là nơi khởi phát ánh sáng đào vàng của dòng Thiện Lâm Tế thuộc Phát Phái Tử Dung Liễu Quán, là nơi diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Phật Giáo vùng đất Thuận Hóa Phú Xuân, Huế cũng như trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Vào những năm sáu mươi, chùa Từ Đàm là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm do chư Tăng và Phật Tử kính đạo, yêu nước đứng lên góp sức mình vào sự nghiệp đấu tranh chung của dân tộc.
 

Địa chỉ: 01 Sư Liễu Hạnh, Huế

Thời gian mở cửa: 07:00 - 18:00

Giá vé tham quan: miễn phí

 

• Đồi thông Thiên An - "phiên bản Đà Lạt thu nhỏ" của Huế

Đến Huế, nhưng bạn có muốn lạc vào một chút không gian của Đà Lạt? Nằm cách trung thâm thành phố Huế 10km về phía Tây Nam, đồi Thiên An nổi tiếng với những cung đường quanh co, thời tiết se se lạnh. Đặc biệt là trên đường dẫn đến đồi, bạn sẽ bắt gặp rừng thông xanh rì, thơ mộng, lãng mạn không thua kém gì Xứ sở Sương Mù Đà Lạt.  TOP 50 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HUẾ NỔI TIẾNG NHẤT Phần 1  

 

Địa chỉ: đường Khải Định, Huế

Thời gian mở cửa: cả ngày

Giá vé tham quan: miễn phí

 
• Nhà thờ chính tòa Phủ Cam - điểm sống ảo đẹp như trời Âu

Là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế, tọa lạc trên ngọn đồi Phước Quả. Tên chính thức là “Nhà thờ Chính Tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ” – đây là nhà thờ thờ Mẹ thuộc tổng Giáo Phật Huế. 
Vào thế kỷ thứ 17 dưới thời các chúa Nguyễn, Phủ Cam vốn là chỗ ở của các Hoàng tử. Thời gian đó, đa số các nhà thờ Công Giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản, với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa lúc bấy giờ hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị phá đi. Đến thời Pháp thuộc, thì các nhà thờ lại được tu sửa và nâng cấp khang trang trở lại. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như thế và đến nay nó đã trở thanh một địa điểm thu hút khá nhiều khách và các tín đồ Công Giáo về tham quan.

Địa chỉ: 01 Đoàn Hữu Trưng, Huế

Thời gian mở cửa: cả ngày

Giá vé tham quan: miễn phí

 
• Nhà thờ dòng Chúa cứu thế - cây thập tự giữa đất Cố Đô

Hay Nhà thờ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp Huế là một công trình Công Giáo đồ sộ, có giá trị kiến trúc cao tại thành phố Huế. Ngôi thánh đường này hằng năm, đón tiếp rất nhiều khách hành hương từ mọi miền đất nước hành hương về đất mẹ La Vang, ghé thăm Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở lại và tham quan thanh Huế xưa cổ.

 

Smile Travel

Theo Andree Nguyễn

Zalo