KỲ 2 : DÒNG DÕI CHÍN CHÚA NGUYỄN

25/12/2017 13:590 GMT+7


Tiếp tục kỳ I, xin mời quý đọc giả tiếp tục tìm hiểu về chín chúa Nguyễn trong kỳ 2

Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1648 – 1687)

Nguyễn Phúc Tần là con thứ 2 của chúa Nguyễn Phúc Lan và vương phi Đoàn Thị Ngọc, sinh năm 1620.  Là người có tư chất thông minh, kiêm văn giỏi võ, tấm lòng nhân hậu, chăm lo xã tắc.

Khi còn là thế tử, ông là người trực tiếp chỉ huy thủy quân đánh bại 3 chiến thuyền Hà Lan ( 1643). Năm 1648 chúa Thượng đột ngột qua đời. Phúc Tần lúc này 29 tuổi lên nối ngôi, cầm quân đánh quân Trịnh.

Chúa là người tài đức, trong thời gian chúa trị vì, nhiều vùng đất được mở mang, bờ cõi bình yên vô sự, thóc lúa được mùa, bớt lao dịch thuế má, đời sống nhân dân no ấm thái bình bên ông được người đương thời xưng tụng là chúa Hiền hay Hiền Vương.

Năm 1656, chúa cho tiến quân ra bắc, chiếm được 7 huyện của Nghệ An trong 5 năm   (1656-1661) rồi mới rút về.

Năm 1679, chúa Hiền cho phép 2 vị Tổng đốc Lưỡng Quảng ( Quảng Đông và Quảng Tây) là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đem theo gia quyến, binh lịch 300 người và 50 chiến thuyền vào vùng đất Mỹ Tho và cù lao Phố ( nay là thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang và thành phố Biên Hoa, Đổng Nai) lập phố xá, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới.

Năm 1687, chúa không được khỏe, cho triệu con thứ là Nguyễn Phúc Thái đến dặn dò rồi mất, thọ 68 tuổi. Sau này, nhà Nguyễn suy tôn ông là Thái tông Hiếu triết Hoàng đế.

 

Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1687 – 1691)

Nguyễn Phúc Thái hay Nguyễn Phúc Trăn sinh năm 1650, nối ngôi chúa khi 39 tuổi. Ngài tính tình khoan hòa, biết trọng người tài, chiêu hiền đãi sĩ, hình phạt nhe, giảm sưu thuế nên người đương thời gọi là “ chúa Nghĩa”.

Năm 1687, chúa cho dời phủ thừ làng Kim Long về làng Phú Xuân, lấy núi Ngự Bình làm tiền án, sông Hương rộng thoáng chảy qua kinh thành làm yếu tố minh đường.

Về đối nội dưới thời chúa Nghĩa, ngài cho lập một đạo binh hùng mạnh, rất xem trọng việc tuyển quân. Mỗi gia đình có con trai phải có một người đi lính. Mỗi lính đều có súng ống, y phục và được chu cấp lương. Thời chúa Nghĩa, quân lính lên tới 4 vạn người.

Về đối ngoại, mặt bắc mối đe dạo quân Trịnh không còn. Phía nam, ngài cho dẹp loạn Hoàng Tấn, khiến vua Chân Lạp là Bà Tranh phải thần phục, triều cống và không dám quấy nhiễu biên giới phía nam.

Mùa xuân năm Tân Mùi ( 1691), chúa đau nặng, gọi thế tử Nguyễn Phúc Chu đến và bảo rằng:” ta nối nghiệp trước để lại, thường lấy làm lo, bây giờ con nối theo, phải giữ đức thánh tổ tông, đó là hiếu”. Nói xong chua băng, hưởng thọ 43 tuổi, ở ngôi được 4 năm. Sau này, nhà Nguyễn suy tôn ông là Anh tông Hiếu nghĩa Hoàng đế.

 

Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu ( 1691 – 1725)

Nguyễn Phúc Chu sinh năm 1675. Thiếu thời chúa là người chăm học, văn võ song toàn. Ngài là người khoan hòa, sùng đạo Phật ( hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân), noi gương chúa Nghĩa chiêu hiền đãi sĩ, sưu thuế nhẹ nhàng, cầu lời hay, nghe lời can gián, ghét xu nịnh nên trăm họ không ai không mừng.

Dười thời chúa Quốc, xứ đàng Trong tiếp tục được mở rộng cương vực về phía nam. Năm 1692, chúa sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đi đánh bắt được Bà Tranh. Đổi đất Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành. Năm 1693, đổi thành phủ Bình Thuận.

Năm 1698, giao cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Chân Lạp. Lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng Trấn Biên ( Biên Hòa), lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn ( Gia Định). Những người Việt tứ xứ về đây lập làng, phố xá, chợ búa mọc lên tấp nập, trờ thành nơi đô hội.

Phía nam bờ cõi được mở mang, đất đai được khẩn hoang đến tận biên giới với Chân Lạp. Trong nước, nội trị, võ bị, giáo dục phát triển quy mô.

Năm 1701, chúa Quốc cho sửa sang lại chính lũy từ núi Đâu Mâu đến của biển Nhật Lệ. Sai vẽ bản đò những nơi xung yếu và cho quân lính thao diễn thường xuyên.

Chúa Quốc muốn tách riêng xứ đàng Trong thành một nước độc lập nên sai người mang theo quốc thư và cống phẩm sang Trung Quốc cầu phong nhà Thanh nhưng không được đồng ý vì trên danh nghĩa vẫn còn nhà Lê.

Năm 1708, Mạc Cửu dâng thư xin đem vùng Hà Tiên qui thuộc đàng Trong. Chúa Quốc nhận lời phong Mạc Cửu làm Tổng trấn Hà Tiên.

Năm 1709, chúa cho đúc ấn “ Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo” để dùng truyền từ đời này sang đời khác.

Ngoài tư cách là một vị chua có học vấn cao qua chính sự toàn diện và cởi mở. Chúa còn là một người rất am tường về thơ ca. Ông có hàng chục bài thơ khóc vợ, tình ý tha thiết.

Năm Ất Tỵ ( 1725) chúa Quốc mất, ở ngôi 34 năm, hưởng thọ 51 tuổi. Chúa là người có đông con nhất, 146 người cả trai lẫn gái.

Sau này nhà Nguyễn suy tôn ông là là Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế.

* Để tìm hiểu tiếp về 3 vị chúa cuối cùng, xin mời quý đọc giả tiếp tục theo dõi ở kỳ 3

Smile Travel

Theo Smile Travel

Zalo