14/10/2016 10:530 GMT+7
Tóm tắt về 13 đời vua của triều đại nhà Nguyễn, giúp du khách hiểu rõ hơn khi đi du lịch tại kinh thành Huế
Hưng Miếu
Ở phần 1, phần 2 Huế - Sơ lược về 13 đời vua của triều đại nhà Nguyễn chúng ta đã nắm được thông tin của 9 vị vua. Sau đây Smiletravel xin tóm tắt về 4 vị vua còn lại:
Vua Thành Thái (1889 - 1907)
Vua Thành Thái có tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, người con thứ 7 của vua Dục Đức và Hoàng hậu Từ Minh ( Phan Thị Điểu). Ông sinh vào ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão( 14-3-1879).
Sau khi vua Đồng Khánh qua đời, vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 được sự đồng ý của chính quyền Pháp triều đình Huế đã đưa Bửu Lân lên ngôi với niên hiệu là Thành Thái khi ông 10 tuổi.
Vua thành thái là một người có tư tưởng tiến bộ và hội nhập, ông cắt tóc ngắn, lái xe ô tô, xuồng máy, có ý chí kháng Pháp cao. Vì thế Pháp luôn tạo áp lực buộc ông phải thoái vị sau 19 năm ở ngôi vua. Ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, Pháp đày ông sang đảo Reunion ( Châu Phi).
Năm 1947, Ông được trả tự do về Sài Gòn. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, hưởng thọ 77 tuổi.
Vua Thành Thái có 45 người con( 19 trai, 26 con gái).
Vua Duy Tân (1907 - 1916)
Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý ( 19-9-1900), con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định.
Sau khi vua Thành Thái thoái vị. Năm 1907 triều đình Huế quyết định đưa hoàng tử Vĩnh San lên ngôi và lấy niên hiệu là Duy Tân khi ấy ông mới 8 tuổi.
Trong 13 đời vua nhà Nguyễn thì vua Duy Tân là người lên ngôi vua ở tuổi nhỏ nhất. Tuy nhiên ông rất chửng chạc, một lòng chống lại Pháp.
Ngày 3 tháng 5 năm 1916, nhà vua cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức cuộc nổi dậy kháng Pháp nhưng âm mưu không thành, ông đành bỏ trốn khỏi thành, 3 ngày sau vua bị bắt rồi đày sang đảo Reunion.
Ông mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu ( 25-12-1945) trong một tai nạn máy bay. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang M'Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Vua được cải táng trong khuôn viên Lăng Dục Đức ngày 6 tháng 4 năm 1987.
Vua Duy Tân có 5 người con ( 3 con trai, 2 con gái).
Vua Khải Định (1916-1925)
Nhà Vua có tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo,sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885) con trưởng của vua Đồng Khánh và Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu.
Khi vua Đồng Khánh mất, hoàng tử Bửu Đảo chỉ mới 4 tuổi nên không thể lên đăng cai. Ngày 18 tháng 5 năm 1916 triều đình Huế và Pháp mới lập ông lên ngôi vua với Niên hiệu là Khải Định.
Vua Khải định trị vì được 10 năm thì lâm bệnh qua đời vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu ( 6-11-1925), thọ 41 tuổi.
Bài vị của nhà vua được đưa vào Thế Hiếu, Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.
Vua Khải Định chỉ có duy nhất một người con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy.
Vua Bảo Đại (1926-1945)
Vua Bảo Đại sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Con trai độc nhất của Vua Khải Định và bà Từ Cung.
Ông được đưa sang Pháp học từ năm lên 10, sau khi vua Khải Định mất, ông về lại Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926 với niên hiệu là Bảo Đại cũng chính là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn.
Sau khi lên ngôi, ông quay lại Pháp tiếp tục việc học cho đến ngày 8 tháng 9 năm 1932 mới trở lại Huế.
Vua Bảo Đại làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn giao chính quyền hành lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời vào ngày 30 tháng 8 năm 1945.
Chế độ phong kiến chính thức chấm dứt. Ông sang Pháp và sống hết cuộc đời còn lại của mình. Ông qua đời vào ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại quân viện Val-de-Grace Pháp, hưởng thọ 84 tuổi.
Vua Bảo Đại có 5 người con là 2 trai 3 gái.
Kết thúc lịch sử 13 đời vua nhà Nguyễn với phần 1, phần 2 và phần 3 chắc hẳn quý đọc giả cũng nắm bắt được một số thông tin của các vị vua Nguyễn khi đi du lịch tại cung thành Huế. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích các bạn hãy thường xuyên truy cập vào trang smiletravel.vn nhé. Chúng tôi luôn cập nhật thông tin liên tục.
Smile Travel
Theo HL
VUI CHƠI TẠI HUẾ - BẠN CHƯA BIẾT MUA GÌ LÀM QUÀ CHO BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH(11/02/2023)
ẨM THỰC ĐẶC SẮC HUẾ - NHỮNG MÓN NGON NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN VỚI XỨ HUẾ MỘNG MƠ (P1)(11/02/2023)
CHECK IN NHỮNG ĐỊA ĐIỂM TRONG PHIM "MẮT BIẾC" NGOÀI ĐỜI THỰC(16/11/2020)
HỒ TỊNH TÂM – VƯỜN THƯỢNG UYỂN CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN XƯA(21/10/2020)
VĂN THÁNH, VÕ THÁNH - DẤU TÍCH LỊCH SỬ MỘT NỀN TINH HOA VĂN VÕ NƯỚC NHÀ(20/10/2020)
NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM - ĐIỂM SỐNG ẢO ĐẸP NHƯ TRỜI ÂU(17/10/2020)
CUNG AN ĐỊNH - KIẾN TRÚC ĐƯƠNG THỜI BẬC NHẤT TRONG VĂN HÓA NHÀ NGUYỄN(17/10/2020)
LĂNG ĐỒNG KHÁNH - SỰ PHA TRỘN ĐẶC BIỆT GIỮA CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI(16/10/2020)