HUẾ - SƠ LƯỢC VỀ 13 ĐỜI VUA TRIỀU NGUYỄN ( KÌ 1 )

11/10/2016 13:370 GMT+7


Qua tour du lịch Huế giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa phong kiến thời xưa với 13 đời Vua của triều đại nhà Nguyễn.

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng học qua lịch sử Việt Nam và có một chút ít kiến thức về Vua Chúa thuộc triều đại nhà Nguyễn. Hôm nay Smiletravel sẽ cung cấp thêm thông tin và bổ sung thêm kiến thức về 13 đời vua trên.

Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam chúng ta là nhà Nguyễn. Được tồn tại trong khoảng thời gian hơn 143 năm (1802-1845). Các Vua Nguyễn sau khi mất bài vị sẽ được đem vào Thế Miếu ngoại trừ các Vua bị phế truất ngôi hoặc đày ra khỏi nước.

Thế Miếu - Nơi đặt bài vị của Vua nhà Nguyễn

 

Sau đây là những ghi chép vắn tắt về 13 vua Nguyễn:

Vua Gia Long (1802-1819)

 

Vua Gia Long sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhăm Ngọ tên là Nguyễn Phúc Ánh, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn và Nguyễn Thị Hoàn.

Năm 1775. Quân Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh phải trốn chạy vào miền Nam để chiêu mộ thêm lực lượng nhằm giành lại thế lực.

Năm 1792. Vua Quang Trung qua đời. Lực lượng Tây Sơn ngày càng suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã kéo quân chiếm lại Quy Nhơn và Thuận Hóa. Lên Ngôi Hoàng Đế vào năm 1802 tại Phú Xuân và lấy hiệu là Gia Long. Vào tháng 3 năm 1802. Vua Gia Long chính thức đổi quốc hiệu nước ta thành Việt Nam. Ông trị vì được 18 năm, mất vào năm 1820, hưởng thọ 58 tuổi. Ông có 31 người con (13 con trai – 18 con gái).

Sau khi qua đời, bài vị của ông được đưa vào Thế Miếu với Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng Đế.

 

Vua Minh Mạng (1820 – 1840)

 

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm. Con thứ tư của vua Gia Long. Ông lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820) và có nhiều cải cách quan trọng khi ông làm vua: lập ra 31 tỉnh thành, định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo thứ bậc, làm lại hệ thống giao thông, quan tâm và khuyến khích nhân dân nhiều hơn. Nhà vua còn cho lập Quốc Tự Giám để chiêu mộ nhân tài phục vụ cho đất nước. Nước Việt Nam trở nên hùng mạnh vì thế vào năm 1838, Ông quyết định đổi tên nước thành Đại Việt.

Vua Minh Mạng trị vì được 21 năm, mất vào năm 1841, hưởng thọ 50 tuổi. Ông có 142 người con (74 con trai – 68 con gái).

Sau khi mất, bài vị của Vua được đưa vào thế Miếu và có Miếu hiệu là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế.

 

Vua Thiệu Trị (1841 – 1847)

Vua Thiệu Trị tên khai sinh là Nguyễn Phúc Miên Tông. Là con trưởng của Vua Minh Mạng. Ông trị vì được 6 năm, mất vào năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi. Trong thời gian ông lên ngôi không có gì thay đổi đáng kể. Nhà vua có 64 người con (29 trai – 35 gái).

Bài vị của Vua được thờ trong Thiếu Miếu với Miếu hiệu là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế.

 

Vua Tự Đức (1848 – 1883)

 

Vua Tự đưc tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông là con thứ 2 của Vua Thiệu Trị, lên ngôi vào tháng 10 năm Đinh Mùi. Thời gian ông trị vì là dài nhất trong số 13 Vua thuộc họ Nguyễn (tổng cộng 36 năm).Tự Đức rất quan tâm đến thân mẫu của mình nên được người đời ca tụng là ông Vua có hiếu. Nhà Vua không có con vì thế nên đã nhận 3 người con nuôi là : Nguyễn Phúc Ưng Chân, Nguyễn Phúc Ưng Đường và Nguyễn Phúc Ưng Đăng.

Ông mất vào năm 1883 hưởng thọ 55 tuổi, bài vị được đưa vào Thế Miếu thờ với Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng Đế.

Vua Dục Đức ( 1883, 3 ngày)

Vua Dục Đức tên khai sinh Nguyễn Phúc Ưng Ái. Là con thứ 2 của Nguyễn Phúc Hồng Y. Ông sinh năm 1853 và được vua Tự Đức nhận nuôi lúc 17 tuổi đổi tên thành Ưng Chân.

Vua Tự Đức có để lại di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân sau khi mất nhưng nội dung lại có đôi chúc nghi ngờ về Ông : "... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây."

Cũng vì đoạn di chúc trên mà Vua Dục Đức bị phế truất sau 3 ngày lên ngôi theo lệnh của Từ Dũ Thái Hoàng Thái hậu ( thân mẫu vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu ( vợ của vua Tự Đức). Sau đó Ưng Chân bị giam vào ngục cho tới ngày mất vào tháng 9 năm giáp thân( 24-10-1884). Ông hưởng thọ 32 tuổi.

Vua Thành Thái ( con vua Dục Đức) đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế vào năm 1892.

Vua Dục Đức có 19 người con gồm 11 con trai và 8 con gái.

 

Kết thúc kì I của 13 đời vua của triều đại nhà Nguyễn - Thừa Thiên Huế. Mời đọc giả tiếp tục đón đọc kì II tại website Smiletravel nhé. Hy vọng sẽ đem đến nhiều thông tin bổ ích cho quý đọc giả.

Tour Huế; Tour ghép Đà Nẵng - Huế 1 ngày;...

Smile Travel

Theo HL

Zalo