KINH NGHIỆM DU LỊCH HUẾ - THÀNH PHỐ CÓ 5 DANH HIỆU UNESCO

22/11/2016 15:350 GMT+7


Giới thiệu về kinh nghiệm du lịch huế. Nói về 5 danh hiệu mà UNESCO đã công nhận cho Huế.

Huế là thành phố trực thuộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế miền Trung. Manh đậm nét văn hóa phong kiến thời vua chúa cùng phong cảnh đẹp ngây ngất lòng người du khách khi đặt chân đến đất Thần Kinh hay xứ thơ...

Thành phố Huế có được 5 danh hiệu do UNESCO công nhận:

  • Quần thể di tích cố đô Huế

Còn có tên gọi khác là quần  thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hóa thuộc thời kỳ nhà Nguyễn trong những năm đầu thế kỷ 19 đến khoảng đầu thế kỷ thứ 20 trên lãnh thổ Huế xưa. Được UNESCO  công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

Hiện nay, thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ra quyết định cho Huế vào danh sách 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích Huế được phân chia làm 2 phần công trình chính gồm ngoài thành và trong thành.

Nói về Kinh thành Huế. Vào năm 1803 dưới thời vua Gia Long đã ban lệnh khảo sát khu vực. 1805 tiến hành xây dựng kinh thành cho đến năm 1832 mới hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng.

Di tích trong thành gồm có: Kỳ Đài, Trường quốc tử giám, Điện Long An, Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu, Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cử vị thần công, Hoàng thành Huế (Ngọ Môn, Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên, Tử Cấm Thành, Tả Vu và hữu Vu, Vạc đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.) 

Các di tích ngoài kinh thành: Gồm các lăng tẩm của Vua, Trấn Binh đài, Phu Văn Lâu, Tòa Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu, Đàn Nam Giao, Hổ Quyển, Điện Voi Ré, Long Châu Miếu, Điện Hòn Chén, Chùa Thiên Mụ, Trấn Hải Thành, Nghênh Lương Đình, Cung An Định.

  • Nhã nhạc cung đình Huế

Là thể loại nhạc đặc biệt trong cung đình được trình bày cho vua chúa và các quan thần nghe trong các dịp lễ hội lớn. Nghệ thuật cung đình đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003.

  • Mộc bản triều Nguyễn

Đây là di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2009 ngày 31 tháng 7. Mộc bản triều Nguyễn gồm có 34,618 tấm với ký tự Hán-Nôm được khắc lên gỗ nhằm để lưu truyền và nhân bản tài liệu để phổ biến cho người dân tuân thủ các luật lệ do vua chúa ban hành. Ngoài ra đó còn là những bản khắc viết lại lịch sữ, những sự kiện, công danh sự nghiệp của các vị vua, các biến cố thời cuộc,.. Loại gỗ dùng để khắc chữ là gỗ thị, nha đồng.

  • Châu bản triều Nguyễn

Đây là tập hợp toàn bộ văn bản hành chính thuộc triều Nguyễn từ đời vua đầu tiên( vua Gia Long) cho đến vị vua cuối cùng( vua Bảo Đại) gồm các sớ tấu, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm, truyền, sai, phó, khiển,... Được chính tay vua phê chuẩn bằng mực đỏ.

Bút phê của các vua Nguyễn trên Châu bản gồm 6 loại: Châu điểm, Châu phê, Châu khuyên, Châu mạt, Châu sổ, Châu cải.

  • Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Đây là những tác phẩm thơ văn được các vua triều Nguyễn sáng tác với hình thức dùng văn thơ để trang trí lên các công trình kiến trúc bắt đầu từ thời Vua Minh Mạng ( 1820 - 1841) đến thời vua Khải Định ( 1916 - 1925)

Thơ văn thường được trang trí theo lối nhất thi nhất họa hoặc nhất tự nhất họa chủ yếu là tên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, cả trong nội và ngoại thất.

Mới đây vào năm 2016 tại Hội nghị lần thứ 7 ủy ban chương trình ký ức thế giới đã công nhận hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới.

Mời các bạn tham gia Tour du lịch Huế để được trải nghiệm kinh thành Huế với những nét độc đáo được UNESCO công nhận nhé!

 

 

Smile Travel

Theo HL

Zalo