Kỳ I : DÒNG DÕI CHÍN CHÚA NGUYỄN

25/12/2017 10:400 GMT+7


Chín chúa Nguyễn - Dòng họ hiển hách - Lưu danh sử sách

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1558 – 1613)

Nguyễn Hoàng người làng Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa ( huyện Hà Trung, Thanh Hóa) sinh năm 1525. Là con trai thứ hai của Hữu vệ điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Kim, người có công trung hưng nhà Lê.

Cha Nguyễn Hoàng bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền hành rơi vào tay người anh rể là Trịnh Kiểm. Anh trai Nguyễn Hoàng là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm ngầm hãm hại. Nguyễn Hoàng lo sợ, cho người đến gặp Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng trình nhìn hòn non bộ và nói “ Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng ngầm hiểu ý, bèn nói với chị gái là Ngọc Bảo là vợ Trịnh Kiểm xin vào trấn thủ vùng đất ở phía nam là xứ Thuận Hóa. Trịnh Kiểm cho là ý hay, tâu với vua Lê cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng cùng với gia quyến, họ hàng ở Tống Sơn cùng quân lính xứ Thanh – Nghệ đem theo vợ con dong thuyền vào Thuận Hóa. Đoàn thuyền vào của Việt, Nguyễn Hoàng cho dựng dinh Ái Tử thuộc huyện Đăng Xương nay là huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, nhân hậu, vỗ an dân. Hết lòng thu dùng hào kiệt, giảm sưu thuế, khuyến khích nhân dân khai hoang, cung cấp nông cụ, thóc giống, ai cũng mến phục gọi ông là “ chúa Tiên”. Khi mới về trấn nhậm xứ Thuận Hóa rồi kiêm Quảng Nam, ông  vẫn nhiều lần ra kinh thành Thăng Long giúp vua Lê chúa Trịnh đánh dẹp dư đảng nhà Mạc lập được công lớn.

Năm 1600, Nguyễn Hoàng để lại con trai thứ 5 là Hải và cháu là Hắc ở lại đất bắc làm con tin. Vờ đi đánh quân nổi loạn, dong thuyền về lại Thuận Hóa, bắt đầu cho xây dựng giang sơn riêng cho dòng họ Nguyễn, gọi là xứ Đàng Trong, bắt đầu thởi kì mở rộng bở cõi về phương nam rộng lớn của dân tộc Việt Nam.

Năm 1601, ông cho dựng chùa Thiên Mụ. Chọn đạo Phật là Quốc giáo của xứ Đàng Trong để khác với Đàng Ngoài chọn Nho giáo làm Quốc Giáo. Chùa Thiên Mụ trở thành chứng nhân lịch sử cho sự đổi thay và phát triển cùng những thăng trầm của vùng đất Thuận Hóa và cả triều Nguyễn sau này.

Năm 1613, chúa tiên Nguyễn Hoàng đau nặng, cho gọi người con thứ 6 Nguyễn Phúc Nguyên dặn dò rồi băng. Chúa hưởng thọ 89 tuổi, trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm Quảng Nam 55 năm. Sau này, triều Nguyễn suy tôn ông là Thái tổ Gia dụ Hoàng đế.

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635)

Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ 6 của chúa tiên Nguyễn Hoàng, sinh năm 1563. Ông là người thông minh, tài trí hơn người. Chữ “ Phúc” trong tên của ông là mong muốn ông và các vị chúa sau này sẽ tạo phúc cho muôn dân theo ý thân mẫu của ông. Ông lên kế vị, có Đào Duy Từ giúp sức, bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện xứ Đàng Trong về hành chính, kinh tế, chính trị, quân sự và dần tách hẳn khỏi chính quyền vua Lê chúa Trịnh.

Năm 1620, không nộp thuế cho đàng Ngoài. Năm 1630, không nhận sắc phong, chính thức đoạn tuyệt với đàng Ngoài. Xây dựng xứ đàng Trong giàu mạnh trù phú, phồn thịnh, dân chúng no ấm, hạnh phúc. Ông được nhân dân tôn xưng là “ chúa Sãi”.

Nguyễn Phúc Nguyên là người có công lớn trong việc mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Năm 1620 gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Năm 1623, đóng 2 đồn thu thuế ở Prei Nokor ( Chợ Lớn) và Kas Krobey ( Bến Nghé). Dân xứ đàng Trong được quyền di cư vào khai hoang lập ấp ở vùng đất mới này, tiền thân của Sài Gòn và Đồng Nai sau này. Đây là động lực để tiếp tục mở rộng bờ cõi về phương Nam.

Năm 1631, chúa gả công nương Ngọc Khoa cho vua Chăm Pô Rô Mê, giữ sự hòa hiếu lâu dài Việt – Chăm.

Chúa Sãi là người có tư tưởng đối ngoại phóng khoáng, mở rộng giao thương với các nước trên thế giới. 1619, chúa cho mở rộng thương cảng Hội An, trở thành thương cảng chính của xứ đàng Trong. Chúa cho thuyền buôn các nước châu Á và châu Âu vào mở thương điếm tại Hội An, đặc biệt là các thương gia Nhật Bản. Mối quan hệ Việt - Nhật càng được gắn chặt khi chúa gả con gái nuôi Ngọc Hoa cho thương gia Araki Sotaro , thuộc dòng dõi Samurai đi thuyền mang cờ hiệu Đông Ấn Hà Lan đến Hội An buôn bán.

Năm 1635, chúa Sãi mất sau 22 năm ở ngôi chúa, thọ 73 tuổi. Chúa truyền ngôi cho người con thứ 2 là Nguyễn Phúc Lan.

Trong 22 năm ở ngôi, chúa Sãi đã mở rộng cương vực nước ta ngày càng rộng lớn về phía Nam, đưa kinh tế hàng hóa xứ đàng Trong phát triển cực thịnh. Đan gian có câu “ Cha tiên con phật quả nhiên huy hoàng”.

Sau này triều Nguyễn suy tôn ông là Hy tông Hiếu văn Hoàng đế.

Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648)

Nguyễn Phúc Lan sinh năm 1601, là con thứ 2 của chúa Sãi. Ông lên nối ngôi, cho dời phủ chúa từ Quảng Điền về làng Kim Long ( Hương Trà, Thừa Thiên Huế)

Thời ông làm chúa, trải quan 2 trận chiến với quân Trịnh ở đàng Ngoài. Những thay đổi của thời cuộc, tâm lý và tính cách trong con người ông. Sự tranh chấp quyền lực, ái dục là vị chúa này tưởng như sụp đổ nhưng ông đã biết quay đầu kịp lúc.

Năm 1635 khi chúa vừa lên ngôi, người em là Nguyễn Phúc Anh mưu phản, liên kết với chúa Trịnh Tráng, đắp lũy Cu Đê cố thủ. Phúc Lan đánh bắt được nhưng không nỡ giết. Tướng sĩ và chú Phúc Lan là Tường quận công Nguyễn Phúc Khê đều xin giết để trừ hậu họa.

Năm 1643, ba chiếc tàu đồng Hà Lan tiến vào cửa Eo được trang bị nhiều họng pháo với ý định xâm lược Phú Xuân. Chúa cho nhiều thuyền nhỏ, cơ động bao vây khiến quân thù kinh hoàng. Chiếc nhỏ nhất của địch chạy thoát, chiếc thứ 2 bị gãy cột buồm và thuyền trưởng phải cho nổ kho thuốc súng. Chiếc thức 3 đâm vào đá và chìm nghỉm. đây là lần đầu tiên thủy quân của xứ đàng Trong chiến thắng thủy quân một nước Châu Âu.

Sau khi anh trai qua đời, chị dâu là Tống thị đến phủ chúa năm 1639, dâng chúa chuỗi vòng ngọc liên châu có hương thơm quyến rũ chúa.

Là mỹ nhân tuyệt sắc, ăn nói có duyên, cử chỉ gợi tình, Tống thị nhanh chóng khiến chúa Thượng sa vào lưới tình.

Chúa dần sao nhãng triều chính, sa vào loạn lạc. Còn Tống thị mặc sức vơ vét của cải, tự tung tự tác, bóc lột dân thường. Quá sức chịu đựng, các quan can gián chúa Thượng. Chúa sực tỉnh ngộ, bãi bỏ việc làm sai trái, tổ chức chẩn tế cho dân và Tống thị bị thất sủng.

Tống thị câu kết với quân Trịnh, âm mưu tạo phản, hợp sức đánh đàng Trong. 1648 chúa thân chinh cầm quân đánh trận. Sau thấy trong người không được khỏe, trao binh quyền cho con trai là Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật rồi rút về. Đến phá Tam Giang thì chúa mất, hưởng thọ 48 tuổi. Sau triều Nguyễn suy tôn ông là Thần tôn Hiến chiêu Hoàng đế

Còn về Tống thị, sự việc bị bại lộ, bị xử chém, bêu đầu giữa chọ, gia sản bị tịch thu.

* Để tìm hiểu tiếp và các vị chúa Nguyễn, xin mời quý đọc giả tiếp tục đón đọc ở kỳ 2

" Lê Dũng Tourguide "

Smile Travel

Theo Smile Travel

Zalo