09/11/2020 16:500 GMT+7
Nhà tù Phú Quốc còn được biết đến với cái tên "Nhà lao Cây dừa" thuộc thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Nhà tù này là minh chứng hùng hồn cho công cuộc đấu tranh đầy gian khổ và tinh thần bất khuất của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
Di tích nhà tù Phú Quốc tức nhà lao Cây Dừa tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc. Nhà lao được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.
Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Đây được ví như là “địa ngục trần gian” là nỗi đau kinh hoàng khi dân tộc ta còn chịu áp bức của bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
Chắc chắn với trải nghiệm lần đầu đến Phú Quốc có gì chơi, các bạn sẽ khá bỡ ngỡ trong việc lựa chọn quãng đường di chuyển cũng như lịch trình đường đi phù hợp. Bạn có thể tham khảo và đi theo chỉ dẫn của Google Map hoặc hãy để Smiletravel hướng dẫn cho bạn đường đi thuận tiện nhất nhé!
- Bắt đầu từ trung tâm thị trấn Dương Đông đi thằng về phía Đông Nam theo hướng quốc lộ 6 là đến với thị trấn An Thới, từ đây bạn có thể tiếp tục hỏi người dân bản xứ để có hướng dẫn chỉ đường phù hợp hoặc đi theo biển chỉ dẫn nhé!
THỜI GIAN MỞ CỬA NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
Nhà từ Phú Quốc mở cửa trong khoảng thời gian từ 8h00 - 11h30 và từ 1h30 - 5h chiều.
Tham quan nhà tù Phú Quốc chỉ mất khoảng 1 - 2 tiếng thôi nên bạn chú ý thời gian để không bị lỡ hẹn với nơi đây nhé!
GIÁ VÉ THAM QUAN NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
Giá vé tham quan nhà tù Phú Quốc là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn trong quá trình tham quan, các bạn có thể thuê Hướng dẫn viên tại điểm và tips cho các Hướng dẫn viên khoảng 100k - 200k nhé!
THỜI ĐIỂM ĐI THAM QUAN NHÀ LAO CÂY DỪA PHÚ QUỐC THÍCH HỢP
Theo kinh nghiệm du lịch Phú Quốc của Smiletravel thì thời điểm tham quan nhà lao cây dừa cũng như các địa điểm khác tại Phú Quốc thích hợp là vào mùa khô. Tức là từ cuối tháng 10 đến tận tháng 3 năm sau, cũng có thể kéo dài đến tận tháng 5 nếu thời tiết thích hợp.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TỪ PHÚ QUỐC
Tuy là một trong những địa điểm du lịch của tỉnh, tuy nhiên vì là di tích lịch sử - cũng có những nét tôn nghiêm và trang trọng riêng. Vì vậy, sẽ phù hợp hơn nếu bạn mặc các trang phục lịch sự, tránh mặc các trang phục quá phản cảm đồng thời cũng làm mất sự thoải mái trong chuyến đi của bạn.
Một điều nữa bạn cũng nên lưu ý khi đến tham quan tại đây đó là vì những hiện vật tại đây được trưng bày tự do; không có vách ngăn, lồng kính bảo vệ nên là bạn không sờ tay hay làm ảnh hưởng đến hiện vật và những đồ có liên quan nhé!
LỊCH SỬ NHÀ LAO CÂY DỪA
Thời Pháp, nhà lao được gọi là Căn cứ Cây Dừa, có diện tích khoảng 40 ha, bao gồm bốn khu A, B, C, D, dùng để giam giữ những người chống Pháp. Căn cứ Cây Dừa hính thức hoạt động vào tháng 06-1953 đến tháng 07-1954 thì ngưng hoạt động (khi tù binh hai bên được trao trả).
- Năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho sửa sang “Căn Cây Dừa” cũ lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” để giam giữ tù binh cộng sản. Năm 1967, lại cho xây dựng trại giam Tù Binh Cộng Sản Việt Nam. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Giam giữ gần 40.000 tù binh, trong đó có 4.000 người đã hy sinh tại đây.
- Năm 1972, Trại giam có tất cả là 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12, mỗi khu lại được chia thành nhiều phân khu, thường có khoảng 4 phân khu trong 1 khu. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Một phân khu chứa được 950 tù nhân. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sỹ quan tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Bao quanh mỗi khu nhà lao là tầng tầng lớp lớp hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken dày, mắc dày đặc bóng đèn điện. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm. Ngoài biển có lúc một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài…
- Cuối năm 1972, xây thêm khu 13, 14. Đến đầu năm 1973 thì Hiệp định Paris ký kết. Trại giam không còn hoạt động nữa. Ngày nay nhà giam gần như hoang phế, chỉ còn lại đồng cỏ tranh mênh mông với vài trụ xi măng xiu vẹo và nền gạch loang lỗ, xa xa vài căn nhà mới mọc lên. Năm 1996, Nhà lao Cây Dừa được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia và đang được trùng tu tái tạo để đón tiếp du khách.
Các người lính Cộng Sản bị nhốt trong các thùng container tại nhà tù
Những màn tra tấn tàn bạo
Lịch sử quá tàn khốc...
Những người lính bị nhốt trong các chuồng cọp đầy gai nhọn
- Ngày 17-04-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch quyết định đầu tư hơn 19 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà lao Cây Dừa nhằm mở rộng việc trưng bày hiện vật, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử… của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Phú Quốc. Theo đó, từ nay đến hết năm 2009 sẽ tôn tạo và hoàn thành, đưa vào phục vụ các hạng mục: khu B2, cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh, nhà và cổng Ban chỉ huy trại giam… Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Kiên Giang làm chủ đầu tư tôn tạo, trùng tu di tích lịch sử này.
Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Nhà lao Cây Dừa Phú Quốc - Dấu ấn lịch sử tàn khốc của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
Những địa điểm check in không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Phú Quốc
Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng
Khám phá làng chài Hàm Ninh và những kinh nghiệm cần phải biết
Smile Travel
Theo Bunie
REVIEW ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC 5 NGÀY 4 ĐÊM (PHẦN 3)(14/12/2020)
REVIEW ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC 5 NGÀY 4 ĐÊM (PHẦN 2)(11/12/2020)
REVIEW ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC 5 NGÀY 4 ĐÊM (PHẦN 1)(04/12/2020)
SUỐI TRANH PHÚ QUỐC - BỨC TRANH THIÊN NHIÊN THƠ MỘNG(26/11/2020)
KINH NGHIỆM CHỌN MUA NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC VÀ 5 ĐỊA CHỈ MUA NƯỚC MẮM CHẤT LƯỢNG(24/11/2020)
KINH NGHIỆM KHÁM PHÁ BÃI DÀI PHÚ QUỐC(24/11/2020)
KINH NGHIỆM CHỤP HÌNH TẠI "THIÊN ĐƯỜNG SỐNG ẢO" SUNSET SANATO PHÚ QUỐC(23/11/2020)
KINH NGHIỆM KHÁM PHÁ HÒN GẦM GHÌ PHÚ QUỐC - THIÊN ĐƯỜNG NGỦ QUÊN(23/11/2020)
BÃI SAO - BÃI BIỂN HOANG SƠ, ĐẸP NHẤT PHÚ QUỐC VÀ KINH NGHIỆM CẦN BIẾT(07/11/2020)
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM HỘ QUỐC - ĐẠI DANH THẮNG TÂM LINH BẬC NHẤT PHÚ QUỐC(06/11/2020)
KHÁM PHÁ LÀNG CHÀI HÀM NINH VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BẠN CẦN PHẢI BIẾT(06/11/2020)
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CHECK IN KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI ĐI DU LỊCH PHÚ QUỐC(04/11/2020)