LÀNG NƯỚC MẮM NAM Ô - VINH DANH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÂU ĐỜI

30/10/2020 17:270 GMT+7


Làng nghề nước mắm Nam Ô là một trong số ít những làng nghề nước mắn truyền thống còn tồn tại và phát triển nghề trên cả nước. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố lịch sử - nước mắm Nam Ô tự hào khi vẫn giữ được trọn vẹn hương vị đặc trưng và cách làm thủ công truyền thống.

Xem thêm: 

 Tour Cù Lao Chàm trong ngày giá tốt nhất

 Đặt vé Bà Nà hill giá cực hot

 Tour Huế 1 ngày - khám phá nét đẹp cổ kính, thơ mộng

 Tour Thần Tài trong ngày 

LÀNG NƯỚC MẮM NAM Ô NẰM Ở ĐÂU?

Nằm bên vịnh Đà Nẵng, Nam Ô là làng đánh cá nhỏ ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 

Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Bởi không chỉ nức tiếng thơm mà còn sực nức cả một quãng đường cái quan xuyên Việt dài hơn cây số.

Ai đó đã một lần dừng chân trên quê hương Liên Chiểu thì chắc hẳn đã từng nghe về thương hiệu đặc sản Nam Ô. Chí ít cũng đã nghe qua những câu hát hay câu nói quen thuộc "Nước mắm Nam Ô, cá rô Xuân Thiều".

LÀNG NƯỚC MẮM NAM Ô - TINH TÚY ĐƯỢC CHẮT LỌC

Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ XX. Đây từng là sản vật được tiến vua, chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống, có hương thơm, mùi vị đặc trưng, ngọt tự nhiên, màu đỏ thẫm như màu cánh gián. Làng biển Nam Ô có bờ biển dài, nhiều loại hải sản phong phú thuận lợi cho việc đánh bắt và neo đậu tàu thuyền. Từ thời mở đất, lập làng của các thế hệ trước, nghề đi biển đánh bắt hải sản phát triển mạnh và kéo theo đó là nghề chế biến thực phẩm cũng hình thành và phát triển. Nghề làm nước mắm ở Nam Ô đã đem lại cho một bộ phận nhân dân ở làng có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập khá hơn so với nghề làm nông. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ tại các nơi trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận, ngoài ra còn theo chân người dân, du khách đến các vùng miền trong nước và quốc tế.

Để chế biến ra được loại nước mắm nổi tiếng, thơm ngon. Người dân Nam Ô chuẩn bị công phu từ muối đến hũ rồi cá...Muối phải có xuất xứ từ Đề Gi, Sa Huỳnh hay Cà Ná hạt to, chắc; để qua 3 4 tháng để muối bay hết chất đắng. Dụng cụ làm muối là hũ, vại, chum bằng gỗ bằng lăng, gỗ mít...mới đúng chuẩn. Dưới đáy chum phải chèn sạn, chổi đót và vải lọc nước mắm bằng chuộc mới đảm bảo nước mắm tinh chất, thơm đậm.

Cá phải là cá cơm than tháng ba âm lịch vì có độ đạm rất cao, lựa chọn con vừa phải và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. 

Khi trộn cá chú ý sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào chum vại, đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một vỉ đan bằng tre hoặc mo cau khô gài lại. Đậy nắp thật kín, đưa vào phòng tối, khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải; khoảng 6 - 7 tháng trộn cá muối lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men màu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra.

Thông thường muối cá vào tháng ba đến khoảng gần Tết là có thể lọc nước mắm được rồi. Nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc. Nước mắm thành phẩm có màu đỏ sậm như màu cánh gián, mùi thơm đậm đà.

Như vậy nước mắm Nam Ô thơm ngon là kết quả của nhiều yếu tố: Chất lượng cá, muối, khí hậu đặc biệt ở Nam Ô và kinh nghiệm gia truyền của nhiều đời.

Người dân làng nghề nói: "Chăm mắm như chăm con dại". Theo kinh nghiệm lâu năm, người dân làng nghề nhận biết mắm chín bằng cách đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị, trạng thái. Đặc biệt, công đoạn lọc mắm rất kì công. Người dân làng nước mắm Nam Ô bao đời nay vẫn sử dụng cách lọc nước mắm (chiết mắm) hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Để cho ra những giọt nước mắm thơm ngon, đúng chất phải mất 12 tháng mới lấy được khoảng 100 - 150 lít nước mắm loại 1. Còn lại được lọc lại thành nước mắm loại 2, loại 3 bán với giá rẻ.

Trải qua bao thời gian đến nay, làng nghề nước mắm Nam Ô vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy và trao truyền những kinh nghiệm dân gian, những bí quyết về kĩ thuật làm nước mắm. Đây không chỉ là một sản phẩm vật chất hiện diện trong bữa ăn hằng ngày của người dân mà còn mang lại lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Hiện nay, hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô đã được thành lập và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp Giấy chứng nhận nhãn mác tập thể cho Hội làng nghề.

Và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vừa công bố nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi về Làng nước mắm Nam Ô - Vinh danh làng nghề truyền thống lâu đời của Smiletravel sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá sắp tới nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi SmileTravel, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 Những nét dễ thương trong giọng nói của người Đà Nẵng

 Những địa điểm tắm bùn hot nhất tại Đà Nẵng

 Đèn lồng Hội An - nét đẹp của làng nghề truyền thống

 Địa chỉ 33 món ăn ngon tại Đà Nẵng

 Đỉnh Bàn Cờ và kinh nghiệm khám phá từ A - Z

Smile Travel

Theo Bunie

Zalo