NHÀ CỔ TẤN KÝ VÀ CHIẾC CHÉN CỔ ĐỘC LẠ, DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM

04/08/2016 10:000 GMT+7


Giới thiệu về nhà cổ Tấn Ký và chiếc chén Khổng Tử độc lạ, duy nhất còn sót lại tại Việt Nam

Hội An là một thành phố cổ nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km. Nơi đây vẫn còn giữ lại gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc mang đậm nét nghệ thuật truyền thống. Mỗi ngôi nhà cổ Hội An là một cá thể nổi bật trong quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ và được xem là một “bảo tàng sống”. Bởi vậy, từ bao đời nay người dân Hội An vẫn sống cuộc sống đời thường ngay trong lòng khu phố, họ gắn bó máu thịt từng công trình kiến trúc cổ với lối sống văn hóa đặc trưng của vùng đất mình. Trong bài viết kì này, Smile Travel sẽ mang lại cho quý khách một cái nhìn tổng quát về nhà cổ Tấn Ký– một bảo tàng sống cổ nhất tại phố cổ Hội An.

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi nhà được xây dựng cách đây gần 200 năm vào năm 1741 tức là vào cuối thể kỉ thứ 18  có kiến trúc đặc trưng của loại nhà phố ở Hội An, ngôi nhà là nơi sinh sống của 7 thế hệ con cháu nhà họ Lê, Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Tên nhà cũng ra đời từ đó.

 Nhà cổ Tấn Ký không phải là một ngôi nhà cổ xưa nhất nhưng đây  là ngôi nhà cổ cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hóa” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.

Ngay khi bước chân đến trước ngôi nhà du khách sẽ nhìn thấy Các cột hiên hình vuông lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn Mí cửa gắn 2 con mắt là “hình xoáy âm dương lá đề”, đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình”. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những đôi mắt cửa là hai cái núm gỗ tròn chạm hình âm dương, bát quái hay mặt hổ, rồng được gắn trước các nhà hàng, cửa hiệu trong phố cổ

Cũng giống như những ngôi nhà khác trong hệ thống phố cố Hội An, nhà cổ Tấn Ký thuộc kiến trúc nhà ống, được chi làm 3 gian với các chức năng khác nhau và không có cửa sổ: Mặt tiền nhà cổ Tấn Ký là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, không gian giếng trời ở giữa đóng vai trò cung cấp ánh sáng, và không khí thông thoáng cho cả căn nhà, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa.

Vật liệu chủ yếu của nhà cổ Tấn kí là gỗ, kèo và sườn được làm bằng gỗ liêm, cửa được làm bằng gỗ mít và bàn ghế được làm từ kiềng kiềng cừ bền bì qua hơn 2 thế kỉ với biết bao thăng trầm và biến động lịch sử. 

Ông Lê Dũng (62 tuổi, hậu duệ đời thứ 6 của họ Lê), người tiếp quản ngôi nhà chậm rãi: “Phải mất 10 năm trữ gỗ, 3 năm đục đẽo, ngôi nhà mới được dựng xong vào năm 1741 cuối thế kỷ 18. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả…”. Mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng Tấn Ký vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị về kiến trúc và văn hóa. thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa - Nhật - Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn.

Khi dựng ngôi nhà này, người thợ mộc Kim Bồng ngày xưa đã phối hợp ba phong cách Việt - Nhật - Hoa rất điêu luyện. Căn đầu tiên được thiết kế theo nhà ba gian đúng theo kiểu thức truyền thống của người Việt, trần nhà lợp ngói âm dương. Căn này cũng là điểm nhấn của ngôi nhà với hàng loạt vi kèo, xuyên, trính (thanh gỗ dọc nối các cột) được chạm trổ tinh xảo với những hình thù như: kiến trúc đầu cá đuôi rồng, trái bí đỏ, quả lựu mà chủ nhân muốn gửi gắm sự vượt khó thành đạt, cháu con đông đúc. Rồi những kiến trúc chạm khắc quả đào (trường thọ), con dơi (hạnh phúc),... biểu trưng khát vọng trường tồn.

 “Trong ngôi nhà này, lối kiến trúc người Hoa lại nằm trên vì kèo “vỏ cua”. Những thanh vì vòm có dáng cong này còn được gọi là “thanh ngọc như ý” với hình chạm trổ dải lụa vấn quanh hai thanh kiếm đặc trưng của người Hoa xưa!”, ngoài ra còn có kết cấu trính “chồng rường giả thủ” ngay vị trí dưới giao điểm hai chiếc kèo. Lối kiến trúc này là sự kết hợp 3 thanh ngang trính biểu trưng cho thiên, địa, nhân và 5 cột đội dọc biểu trưng cho ngũ hành với mong ước an lành

 Điểm đặc biệt của ngôi nhà này là được dựng nên mà không sử dụng đến một chiếc đinh. Các tấm và thanh gỗ được khớp với nhau hoàn toàn bằng mộng mà vẫn “tự đứng” vững. Chính không gian đầy ấn tượng này đã “hút” các đoàn làm phim, truyền hình đến thực hiện các cảnh quay..

Nhà cổ Tấn Ký, cũng như các ngôi nhà khác ở phố cổ Hội An từng hứng chịu những trận lụt lịch sử, trong đấy đỉnh điểm là năm 1964, nước ngập cao tới trần tầng một. Thế nhưng những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn, như thách thức với thời gian.


Cũng trong không gian phía sau của ngôi nhà, đối diện với những bức ảnh và cột mốc ghi lại sự kiện lụt tại ngôi nhà là nơi bày bán các sản phẩm lưu niệm cho du khách đến thăm. Đây là gian hàng của ban quản lý. Hiện nay chủ nhân của ngôi nhà không còn sống tại đây, chỉ tới làm việc trên gác hai vào buổi sáng, buổi chiều tối lại trở về nhà riêng ở một nơi khác.
Ngoài không gian trưng bày những cổ vật vô giá ở phòng khách, trong ngôi nhà có hai góc nhỏ dễ thương dành để chủ nhà trưng bày huy hiệu và những món quà nhỏ của du khách tới thăm tặng gia đình làm kỷ niệm.

Bên cạnh lối kiến trúc độc đáo và cổ xưa, nhà cổ Tấn Ký còn thu hút du khách bởi những cổ vật lâu đời được trưng bày trong không gian ngôi nhà đặc biệt là chiếc chén Khổng Tử - độc đáo và duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Được gia đình sưu tầm từ 200 trăm năm trước Chiếc chén có kết cấu lạ, nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang một triết lý sâu sắc. Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán.

Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng “Khổng Tử”. Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, “Khổng Tử” vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống. Đương lúc khát khô, “Khổng Tử” xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, “Khổng Tử” hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá. Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.

Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực... là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc. Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài.

Hãy một lần đặt chân đến Hội An, hít hà cái yên bình của phố và lặng nghe tiếng quá khứ thổn thức trong từng nếp nhà, mái ngói và cảm nhận chân thực về nét đẹp cổ kính, đầy thăng trầm của con phố nhỏ bên dòng sông Hoài thơ mộng.

Trong những bài viết kì sau, Smile Travel sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý khách về các địa điểm du lịch nổi tiếng khác tại Hội An, lịch sử hình thành và những đặc điểm chi tiết ít người biết. Hãy thường xuyên update và theo dõi website chính thức của chúng tôi nhé!

Mời bạn xem thêm

 kinh nghiệm du lịch Phú Quốc

 Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

 Kinh nghiệm du lịch Hội An

 

Smile Travel

Theo Smile Travel

Zalo