23/07/2016 10:030 GMT+7
Giới thiệt về phố cổ Hội An vào những tháng năm xưa cũ - nguồn gốc và nguyên nhân của các nền văn hóa và thương cảng sầm uất Hội An vào thế kỉ 17.
Hội An, một cái tên vô cùng thân quen và hoài cổ đã và đang là một hình ảnh có sức thu hút đối với những khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài, bạn bè quốc tế tìm đến đây để tham quan, khám phá và tìm hiểu về một thương cảng Hội An ngày xa xưa và bây giờ vẫn còn lưu lại những vết tích vững bền theo năm tháng. Khác với những sầm uất và sôi nổi của một thời thương cảng, Hội An bây giờ lại mang trong mình một nét đẹp yên bình và hoài cổ. Những di tích cổ vẫn còn đó, những dấu vết của thời gian vẫn còn in hằn trên từng nếp nhà, mái phố, gợi nhớ về một thời thương mại thịnh vượng ngay tại vùng đất này. Có ai đã từng thắc mắc tại sao giữa thời kì nước nhà loạn lạc, Hội An lại may mắn phát triển và trở thành một thương cảng sầm uất bậc nhất miền Trung? Thiên thời… địa lợi….hay nhân hòa…..???
Vào thế kỉ thứ 17, thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh trong xã hội phong kiến của Việt Nam, Chúa Nguyễn đi khai phá đàng Trong và Hội An là vùng đất mới với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, sản vật và con người đã trở thành một điểm đến mới trên con đường tơ lụa trên biển nối từ Ấn Độ đến Trung Quốc
Nói đến thiên thời…
Lúc bấy giờ, Ấn Độ và Trung Quốc là hai vựa nguyên liệu lớn nhất thế giới và cũng là hai đầu mối quan trọng của con đường tơ lụa, gốm sứ nổi tiếng trên thế giới, và không phải cố tình hay sắp đặt, Hội An lại nằm ở trung tâm của con đường di chuyển giữa hai đầu mối quan trọng này. Cùng thời điểm đó, ngành hàng hải thế giới có một sự phát triển vượt bậc, các nước châu Âu đã đóng được tàu chạy bằng hơi nước, có thể vượt đại dương, hình thành nên các con đường giao thông trên biển, trong đó có tuyến đường nối liền hai vựa nguyên liệu chính là Trung Quốc và Ấn Độ.
…..Con đường tơ lụa Trung Quốc và Ấn Độ…
Những con tàu chạy bằng hơi nước di chuyển trên con đường tơ lụa, tuy nhiên vì quãng đường khá xa dẫn đến xuất hiện nhu cầu tiếp nước ngọt và nhiên liệu cho các tàu buôn. Và Hội An, tại trung điểm của con đường tơ lụa, người dân đưa củi và nước ngọt từ sông Thu Bồn ra cửa biển và bán lại cho các thương lái, chính vì điều này mà sông Thu Bồn ngày xưa tên là Sông Chở Củi, rất ít người biết về điều này. Và dần dần, cửa sông Thu Bồn đổ ra biển đã đưa nhiều thuyền buôn cập bến Hội An, họ đến để trao đổi hàng hóa, không tính đến nước ngọt củi, Hội An ngày đó còn có những sản vật vô cùng quý giá là trầm hương, vàng và những sản phẩm gốm sứ không kém cạnh các nước trong khu vực.
Những cư dân châu Âu đầu tiên…
Bắt đầu từ đó, các thuyền buôn châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ cập bến Hội An ngày càng nhiều, tuy nhiên hành trình chỉ thuận lợi vào mùa biển lặng, và vào 6 tháng biển động, những thuyền buôn cử một số thương lái ở lại đây, lập nên các thương điếm để tích trữ hàng hóa và đến khi biển lặn, tàu lại cập bển để chở hàng….và họ chính là những cư dân châu Âu đầu tiên sinh sống tại Hội An.
….và cư dân Nhật Bản, Trung Quốc.
Vì một số quy định kinh tế quốc gia mà lúc bấy giờ hai nước Nhật Bản và Trung Quốc không thể buôn bán với nhau, và Hội An chính là nơi họ tìm đến để giao lưu buôn bán, và cũng như những cư dân Châu Âu, người Nhật Bản cũng định cư tại Hội An họ bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng... và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương... Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.
Đến khi loạn Minh Thanh xảy ra khoảng giữa thế kỷ 17, đặc biệt sau khi nhà Minh bị thất thủ, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam và xin chúa Nguyễn được lập làng tại đây, xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương Xã.
Nhưng khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa cũng những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn, khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu mờ. Mặc dù vẫn còn một số nhỏ người Nhật định cư lại đây nhưng người Hoa dần thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán. Tại Hội An, người Hoa tới lưu trú ngày một nhiều và thế chân người Nhật nắm quyền buôn bán. Cảng thị Hội An khi đó là nơi tập trung nhiều nhất hàng hóa ngoại quốc. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm.
Chính sự góp mặt của những cư dân châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc…. Đã góp phần tạo dựng Hội An trở thành một thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á, một điểm dừng chân không thể thiếu trên còn đường tơ lụa, và trở thành trung tâm giao lưu văn hóa nổi bật của Đàng Trong lúc bấy giờ.
Tuy nhiên từ thế 18, do những biến cố về địa hình, cũng như hậu quả của chiến tranh, Hội An dần mất đi vai trò thương cảng trở về lại một vùng đất yên bình cùng với những tặng phẩm của quá khứ thương mai huy hoàng cũng chính là phố cổ ngày nay nguyên vẹn và đầy hoài cổ.
Những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp, Nhật Bản. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Hãy một lần đặt chân đến Hội An, hít hà cái yên bình của phố và lặng nghe tiếng quá khứ thổn thức trong từng nếp nhà, mái ngói và cảm nhận chân thực về nét đẹp cổ kính, đầy thăng trầm của con phố nhỏ bên dòng sông Hoài thơ mộng.
Trong những bài viết kì sau, Smile Travel sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý khách về các địa điểm du lịch nổi tiếng khác tại Hội An, lịch sử hình thành và những đặc điểm chi tiết ít người biết. Hãy thường xuyên update và theo dõi website chính thức của chúng tôi nhé!
Smile Travel
Theo Smile Travel
NHỮNG MÓN ĂN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN VỚI HỘI AN - THÀNH PHỐ CỔ(12/02/2023)
TỔNG HỢP NHỮNG HOMESTAY ĐẸP QUÊN LỐI VỀ TẠI HỘI AN(03/11/2020)
CHÙM ẢNH HỘI AN TAN HOANG SAU BÃO SỐ 9 MOLAVE(29/10/2020)
DU KHÁCH TÂY CÙNG NGƯỜI HỘI AN GIỮ BỜ BIỂN(26/10/2020)
LÀNG RAU TRÀ QUẾ - LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIỮA PHỐ HỘI(24/10/2020)
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH LŨ Ở HỘI AN SÁNG NAY 17.10.2020(17/10/2020)
CHÙM ẢNH: NGẮM NHÌN VẺ ĐẸP PHỔ CỔ HỘI AN MÙA MƯA LŨ(14/10/2020)
HỘI AN NHANH CHÓNG DỌN DẸP PHỐ CỔ SAU KHI NƯỚC LŨ RÚT(13/10/2020)
ĐẾN HỘI AN...ĐỪNG QUÊN DỪNG CHÂN TẠI NHỮNG ĐỊA ĐIỂM NÀY...(18/06/2016)
NHỮNG LOẠI BÁNH KHÔNG NÊN THỬ KHI ĐẾN HỘI AN(15/06/2016)
TẾT ĐOAN NGỌ VÀ NHỮNG THỨC QUÀ ĐỘC ĐÁO CỦA MIỀN TRUNG(14/06/2016)
NHỮNG KHÁCH SẠN 3 SAO LÀ LỰA CHỌN ƯU TIÊN CỦA DU KHÁCH TẠI HỘI AN(01/06/2016)
ĐÊM PHỐ CỔ HỘI AN - MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÔ CÙNG QUÝ GIÁ.(31/05/2016)