CÚNG ÔNG TÁO - ÔNG CÔNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

20/01/2017 10:540 GMT+7


Cúng ông táo vào ngày 23 tháng chạp (12 âm lịch) là tập tục văn hóa của người Việt Nam. Đưa ông táo về trời để dâng tấu báo cáo công việc của gia đình năm qua.

Có rất nhiều hướng dẫn cúng ông Táo được truyền miệng cho nhau, in ấn sách. Nhưng đâu là bài cúng hay và đúng nhất. Mời các bạn tham khảo dưới đây. 

Lễ cúng ông táo

Về phần chuẩn bị, những lễ phẩm không thể thiếu đó chính là 1 bộ y phục ( gồm mũ mão, hài), xôi, gà, trầu cau, mức thèo lèo, nhang đèn đầy đủ,... đặc biệt là con cá chép sống khỏe mạnh để sau khi cúng xong chúng ta phải phóng sanh.

Mão, áo, giầy cúng ông táo

Xong khâu chuẩn bị quan trọng, bước tiếp theo chúng ta phải làm chính xác đó là khấn vái. Ở đây hình thức câu nói cũng không phải chính xác hoàn toàn 100% từng chữ, nhưng quan trọng là tấm lòng và sự thành khẩn của mỗi người. 

Văn cúng ông Táo thường thì được hướng dẫn chung là nêu rõ tên tuổi, địa chỉ nhà, sau đó khấn vái xin tha những sai phạm lỡ lầm trong năm qua. Cầu mong được may mắn, an khan thịnh vượng, vạn sự tốt lành... Hơn hết là sự thành tâm.

Mâm cúng ông táo

Nói về ông Táo - ông Công theo tín ngưỡng nhân gian người Việt thì đây là những vị thần trong nhà xem xét mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta sau đó đúc kết lại sau đó sẽ tấu lại cho ngọc hoàng thượng đế về những điều tốt xấu trong một năm qua. Vào ngày 23 tháng Chạp ( 12 âm lịch). Để tỏ lòng thành kính, mỗi nhà thường cúng để đưa ông táo về trời.

Cá chép được mua để cúng ông táo

Đây là nét đẹp của văn hóa người Việt được các đời truyền thừa cho nhau những phong tục tập quán, bản sắc dân tộc. 

Cám ơn bạn đọc đã quan tâm tới bài viết của Smiletravel.vn. Để biết thêm thông tin du lịch tại Đà Nẵng mời các bạn tham khảo qua tour du lịch Đà Nẵng.

Smile Travel

Theo HL

Zalo