ĐẶC SẮC VĂN HÓA CÚNG CÔ HỒN CỦA NGƯỜI ĐÔNG NAM Á

24/08/2020 09:380 GMT+7


​Sắp tới đến Rằm tháng Bảy, một trong những khoảng thời gian mà văn hóa các nước Á Đông có những sự kiện tổ chức văn hóa tâm linh rất đặc sắc và thú vị, điển hình đó là hai phong tục cúng lễ phổ biến: lễ Vu Lan và cúng Cô Hồn. Hôm nay Smile Travel sẽ giới thiệu cho các bạn về một trong những phong tục xa xưa và khám phá về lễ cúng cô hồn ở các nước châu Á như thế nào nhé!

 

Phong tục cúng cô hồn của các nước châu Á khởi xướng từ Trung Quốc, phật tử Trung Hoa gọi lễ này là “Phóng diệm khẩu” nghĩa là thả quỷ miệng lửa. Tên gọi này bắt nguồn từ câu chuyện về A Nan Đà , một tôn giả có anh em họ hàng với Đức Phật, một tối nọ A Nan Đà đang tụng kinh nghiệm Phật trong tịnh thất thì bỗng nhiên có một con quỷ đói thân thể gớm giếc, tay chân khô khốc, cổ nhỏ, dài ngoằng, miệng khạc ra lửa tiến lại gần vị tôn giả. Nó cho A Nan Đà biết rằng ba ngày sau, ngài sẽ chết và sẽ thay thế nó luân hồi vào sáu cõi luân hồi.

A Nan Đà liền hỏi quỷ về cách thoát khỏi nạn này, quỷ đói nói: “Ngày mai ngài phải bố thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một khuôn thức ăn, soạn lễ cúng Tam Bảo thì ông được phúc thọ trường tồn, còn quỷ đây sẽ được hóa kiếp về cõi tiên”. Tôn giả đem chuyện này thuật lại với Đức Phật, ngài bèn cho bài chú là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni”, A Nan Đà đem bài chú đó tụng trong lễ cúng và siêu thoát cho quỷ kia và ngài được thêm phúc thọ. Về sau, khi Phật giáo và Đạo giáo Trang Tử được phổ biến rộng rãi, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn). Người Hoa kiều sống khắp nơi trên thế giới, phong tục này cũng từ đó được nhiều nước đón nhận và giữ gìn lâu đời.

Tại các nước như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam cũng có nhiều phong tục độc đáo trong tháng cô hồn.

• Trung Quốc - Kch cô hn và nhng dòng sông hoa đăng

Ngày 15/7 âm lịch hàng năm là ngày quan trọng nhất trong tháng cô hồn ở Trung Quốc. Người Trung Quốc quan niệm rằng vào ngày này, cổng địa ngục sẽ mở, tất cả các bóng ma lên trần gian để kiếm cơm và vui chơi dưới ánh trăng rằm. Trong ngày rằm và cả tháng cô hồn, người ta chuẩn bị cơm cúng, đốt mã gồm tiền, quần áo... cho tổ tiên và những những vong hồn vất vưởng khác. Bằng cách làm này, người Trung Quốc muốn duy trì phúc đức tổ tiên, mong ước tổ tiên phù hộ cho con cháu đồng thời xoa dịu nhiều linh hồn khác

Đi xem kịch ngoài trời trong tháng cô hồn là một hoạt động thú vị ở nước này, trong một rạp kịch hàng ghế đầu luôn được để trống dành cho các vong hồn vất vưởng, những vợ kịch ngợi ca về thần linh được xem là đem tới niềm vui cho những vong linh xấu số không siêu thoát, để chúng có thể tụ lại quây quần không hại người và phá phách người cõi dương.

Vào ngày cuối cùng của tháng cô hồn, người dân làm những chiếc đèn lồng đủ màu sắc và thả xuống  sông để dẫn đường cho hồn ma về lại cõi âm.

 

Singapore - Đc sc sân khu Gaito và hình nm Taai Si Wong

Tháng cô hồn ở Singapore diễn ra vào tháng Bảy âm lịch, bắt nguồn từ tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa sinh sống tại đây lâu đời. Các hoạt động được diễn ra sôi nổi nhất vào các ngày 15-18 âm lịch, khắp Singapore, người ta sửa soạn đồ ăn và tổ chức các hoạt động cho hồn ma lang thang.

Các sân khấu Gatio ngoài trời được dựng lên để biểu diễn kinh kịch Trung Quốc và múa rối cho cả người sống và người chết. Đồ cúng được đặt ngoài vỉa hè, dọc đường, bên ngoài nhà để chặn ma đói không vào trong nhà kiếm ăn. Du khách khi tham quan Singapore vời thời điểm này sẽ được chứng kiến những dãy bàn đồ ăn hoành tráng dành riêng để cúng cô hồn, cùng với đó là các nhà sư thổi kèn, sáo và tụng kinh ở khắp nơi từ các đền thờ cho các khu hoạt động giải trí, khu ẩm thực. Lễ cúng được giám sát bởi hình nộm của thủ lĩnh ma đói Taai Si Wong, tránh các hồn ma khác quấy nhiễu.

Vào ngày cuối tháng, các mô hình người nộm và vàng mã sẽ được đốt trong những đống lửa khổng lồ để đưa tiễn các hồn ma về âm phủ

Thái Lan Lễ hi Phi Ta Khon đc đáo

Lễ hội ma xó Phi Ta Khon của Thái Lan được tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 âm lịch hàng năm tại huyện Dan Sai ở tỉnh Loei, khác với phong tục của các nước khác được tổ chức vào rằm tháng 7. Lễ hội diễn ra để tôn vinh Hoàng tử Vessandorn. Tuy nhiên, người dân địa phương tin rằng do ăn mừng sự kiện lễ hội quá lớn nên những hồn ma bị đánh thức và trà trộn vào lễ hội để quấy nhiễu.

Vào dịp này, người dân dự lễ hội khoác lên mình những bộ đồ như ma quỷ và đeo mặt nạ có màu sắc kì dị. Các diễn viên múa, nhảy các động tác chiến đấu với các hồn ma được tạo nên bởi những chiếc mặt nạ làm từ thân cây dừa, ngoài ra lễ hội còn có các buổi diễu hành kéo dài cùng các phong tục địa phương độc đáo.

Sự độc đáo của lễ hội Phi Ta Khon thu hút rất đông khách du lịch đến đây mỗi năm.

 

Malaysia “xây nhà” cho người chết ri đt

Trong ngày rằm và cả tháng cô hồn, người Malaysia chuẩn bị cơm cúng, đốt mã gồm tiền, quần áo… cho tổ tiên và những những vong hồn vất vưởng khác. Tại Malaysia thì người dân cúng rải rác từ đầu tháng 7 âm lịch

Mỗi năm, đến ngày cúng cô hồn là khói nhang mù mịt bởi ai càng đốt nhiều nhang thì càng thể hiện được tấm lòng thành của mình.

Ngoài ra, đi xem kịch ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trong tháng cô hồn. Thông thường, tại các điểm cúng nhang người ta dựng một sân khấu gần đó. Singapore đốt tiền vàng mã hay các mô hình TV, ô tô hay đồ nội thất cho người đã khuất…  Nếu bạn có dịp đi xem những sân khấu này, đừng ngạc nhiên khi thấy có 1, 2 khán giả mà họ vẫn diễn hăng say  vì đó là những vở kịch ca ngợi thần linh và được cho là đem đến niềm vui cho những bóng ma.

Sau khi nhang cháy gần hết thì các thủ tục dâng cúng các vật phẩm, đốt vàng mã… để tiễn vong linh. Người Malaysia thường để các vật cúng lễ bên đường vì tin rằng những hồn ma vất vưởng sẽ lấy những thứ đồ đó trên đường đi và làm hành trang để mang về âm phủ.

Theo quan niệm dân gian Malaysia thì người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không nên đem đồ cúng cô hồn vào nhà. Mà bỏ đi thì hoang phí và mang tội, nên người ta thường bỏ vào túi cho những người hành khất nếu không ai giành giật.

 

Vit Nam

Ở Việt Nam thời gian cho lễ cúng này kéo dài nguyên một tháng, không ấn định riêng ngày nào. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này. 

Tùy từng gia đình, từng địa phương mà lễ cúng sẽ bắt đầu t ngày mùng 2 cho ti trước 12h trưa ngày 30 tháng 7. Tuy nhiên, tháng 7 này còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Vì vậy nên làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn.

Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này người Việt cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho gia tiên tiền tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh gia tiên nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành. Các món đem cúng thường có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã... Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. 

Cúng chúng sinh bằng: kẹo, bánh, khoai, oản khảo, xôi nắm, chuối, muối, gạo, trầu cau, vàng mã… Theo phong tục cổ truyền, mâm cỗ cúng cô hồn này sẽ được đặt trước cửa nhà, chùa, đình. Đồ cúng thường được bày trong một nia lớn.  Nhưng một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng. Bởi vì người ta tin rằng: món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

 

Smile Travel

Theo An Nhiên

Zalo